Quản Trị Marketing
Nội dung công việc của người chủ doanh nghiệp là đơn giản hơn nhiều so với công việc của CEO, nhưng rất tiếc là không có nhiều ông chủ doanh nghiệp Việt làm được. Thay vào đó, họ can thiệp vào việc điều hành, chỉ đạo công việc như khi còn tự làm CEO.
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 4189
Dù mới đang ở tuổi 56 và chưa có ý định lui về ở ẩn nhưng CEO Tim Cook của Apple đã nghĩ đến việc tìm người kế nhiệm. Không ai khác chính là Nữ giám đốc đầu tiên của cửa hàng bán lẻ tại Chicago, người ngồi cạnh ông trong cuộc phỏng vấn.
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 2527
Các nhà quản trị doanh nghiệp cũng nhận ra rằng, để thúc đẩy tăng trưởng chỉ có một con đường: tạo ra giá trị cho khách hàng và sử dụng công nghệ mới nhằm thay đổi trải nghiệm của khách hàng.
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 3383
Ngày nay, trong khi Internet đang phát triển ngày càng rộng rãi, nhiều chủ doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kinh doanh online. Với cương vị đứng đầu, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải cân nhắc như việc không chỉ bán sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất mà còn phải phân tích, xem xét kỹ lưỡng doanh nghiệp đối thủ.
Quan sát, tìm hiểu cách thức đối thủ vận hành công việc, chiến lược marketing và tỉ lệ doanh thu để phát triển việc kinh doanh online của riêng bạn là điều cực kỳ cần thiết. Nếu bỏ qua những vấn đề này và không có ý tìm hiểu những gì đối thủ của bạn đang làm sẽ để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng đến doanh thu. Chính vì vậy việc làm sao để chiếm ưu thế so với đối thủ luôn là bài toán khó.
Nếu bạn là một người mới trong lĩnh vực kinh doanh, chiến lược marketing đối thủ đang áp dụng là điều cần phải tìm hiểu. Đầu tiên, hãy phân tích các công ty làm tốt hơn bạn, cố gắng phân tích những điểm mạnh của đối thủ - điều đó sẽ giúp bạn cải thiện công việc của mình. Đặc biệt, dưới đây là top 10 những công cụ giúp bạn đơn giản hóa việc phân tích, tìm hiểu chiến lược của họ và áp dụng phương pháp kinh doanh phù hợp vào mô hình của bạn.
1. SimilarWeb - Công cụ phân tích website của đối thủ
Công cụ này cho phép bạn phân tích toàn diện về mỗi website dựa trên nhiều nguồn và tạo ra một bức tranh chân thực nhất về thế giới trong thời đại kỹ thuật số. Nền tảng này cũng cho phép người dùng có được những thông tin sâu hơn về mỗi website và so sánh chúng với nhau. SimilarWeb đã dành nhiều năm để xây dựng cơ sở thu thập dữ liệu của nó. Với công cụ này bạn sẽ nhận được những thông tin sau:
- Nguồn traffic;
- Traffic và cam kết của người dùng;
- Dữ liệu chi tiết giảm xuống dựa vào nguồn traffic;
- Các website phổ biến
- Phân tích các từ khoá.
Bạn sẽ lấy thông tin dựa theo traffic insights cho tất cả các website và luôn được truy cập vào các thông tin từ các đầu mối kinh doanh, người giới thiệu, các công cụ tìm kiếm hay các quảng cáo hiển thị.
2. SimplyMeasured – Công cụ phân tích mạng xã hội
Với nền tảng này, bạn có thể phân tích các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook, Twitter, Google+, Youtube. Thông tin bạn có được hoàn toàn phụ thuộc vào kênh mạng xã hội bạn muốn kiểm tra. Ví dụ, toàn bộ mục tiêu của bạn là để quản lý tài khoản Facebook, bạn sẽ thấy dữ liệu cũ hiển thị lên ở đầu trang. Bên cạnh đó, công cụ này có một tính năng đặc biệt: nó phân chia lượng theo dõi trước đó từ lượng theo dõi trực tiếp.
SimplyMeasured cũng cho phép bạn phân loại khách hàng mục tiêu. Sau khi hoàn thành quá trình đó, bạn sẽ thấy những mục tiêu, khách hàng đóng góp vào tỷ lệ chuyển đổi một cách tích cực. Đây là một cơ hội tốt để kiểm tra cách bạn thể hiện trên các trang mạng xã hội như thế nào và kiểm tra xem chiến dịch của bạn có đạt được KPIs như mong muốn hay không.
3. SpyFu – Công cụ kiểm tra từ khoá và các bài quảng cáo
Với công cụ này, bạn sẽ nhận được bản báo cáo chi tiết liên quan đến mọi yếu tố đặc trưng của website như các đối thủ, từ khoá, thống kê, v.v… Nó cho phép xem các từ khoá được sử dụng bởi đối thủ của bạn trên AdWords và các công cụ tìm kiếm cơ bản khác. Để kiểm tra thông tin, bạn cần gõ địa chỉ trang web của đối thủ và việc còn lại là ngồi chờ kết quả trong vài giây. Đây là một công cụ miễn phí hay ho cho phép bạn kiểm tra mỗi từ khoá và thứ hạng cơ bản của đối thủ bạn trong mười năm trở lại đây.
Nói cách khác, với nền tảng này, bạn sẽ có cơ sở thông tin để nâng cao thứ hạng từ khoá và lượng traffic website của bạn.
4. SocialMention – Công cụ cung cấp cho người dùng phép phân tích mạng xã hội
Đây là nền tảng nổi tiếng cung cấp cho mọi người dùng công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội, tập trung vào video, blog, facebook, instagram. Mục tiêu của nó là kết hợp các chủ đề được bàn luận nhiều trên toàn thế giới thành một bản báo cáo đơn giản. Với công cụ này, quá trình làm chủ thông tin về những gì mọi người nghĩ về bạn hay công ty của bạn trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều. Để tìm kiếm thông tin, người dùng cần nhập từ khóa và công cụ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và sẽ đưa thông tin về những gì được nhắc đến về từ khóa đó trên các trang mạng xã hội khác nhau. Nó cũng cho phép bạn theo dõi RSS feed để không bỏ lỡ những điều quan trọng.
5. Google Alert – Công cụ tốt nhất để kiểm soát lượng Mentions
Google Alert là một công cụ phổ biến được sử dụng bởi một lượng rất lớn các chuyên gia SEO trên toàn thế giới. Đây là nền tảng tìm kiếm sự thay đổi nội dung tốt nhất được phát triển bởi Google. Mục tiêu đầu tiên của dịch vụ này là để thông báo người dùng về trang web mới, blog mới, và các bài viết mới tương ứng với từ khóa tìm kiếm của người dùng.
Công cụ này được chấp nhận rộng rãi bởi những trường hợp sau đây:
- Kiểm tra lượng mentions từ khoá;
- Kiểm soát lượng mentions mạng xã hội;
- Kiếm tra backlink của các đối thủ.
Công cụ này được phát hành từ năm 2003 và trong suốt nhiều năm qua nó phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành một công cụ đơn giản (mà hiệu quả) nhất để phân tích các trang của đối thủ.
6. Marketing Grader – Công cụ miễn phí để phân loại kết quả trang, sự sẵn có trên thiết bị di động, SEO, và chế độ bảo mật
Đây là một công cụ tốt cho phép người dùng kiểm tra lượng mentions. Nền tảng này được thành lập năm 2006 và kể từ đó, nó đã phân loại xấp xỉ 4 triệu website. Công cụ này gợi ý các marketer làm thế nào để tạo website tốt hơn thông qua kho dữ liệu phân tích khổng lồ.
Marketing Grader tạo ra sự phân tích chi tiết điểm mạnh, điểm yếu cho chiến lược marketing của bạn với hơn 30 yếu tố khác nhau.
Với công cụ này, bạn sẽ biết nhiều hơn về:
- Dữ liệu khách hàng tiềm năng (Lead Generation);
- Mạng xã hội;
- Blogging;
- Tính cạnh tranh;
- Kỹ năng quản lý (Benchmarking).
7. Alexa – Công cụ xếp hạng trang web
Đây là công cụ phổ biến nhất so với các công cụ miễn phí hiện hành giúp mọi công việc bạn làm liên quan đến website có kết quả tốt hơn.
Alexa có thể giúp bạn với những vấn đề sau:
- Cải thiện SEO;
- Chọn từ khoá;
- So sánh các thước đo lượng traffic khác nhau;
- Tìm ra những ý tưởng mới để nâng cao lượng traffic;
- Tìm những từ khoá đối thủ đang sử dụng;
- Với Alexa, bạn sẽ cải thiện chiến lược PPC và SEO.
8. InfiniGraph – Công cụ mạng xã hội nhằm thăm dò sự kết nối người dùng
InfiniGraph là một công cụ rất tốt để sử dụng phép phân tích cạnh tranh. Đây là giải pháp bảo mật nội dung có tiếng giúp bạn trong nỗ lực áp dụng mọi tiêu chuẩn ngành. Mục đích tiên phong của công cụ này là thông báo người dùng và đem đến cho họ nhiều công cụ quan trọng để lựa chọn thông tin trên các trang mạng xã hội.
Những tính năng quan trọng nhất và có ích nhất bao gồm:
- Khám phá nội dung (Content Discover);
- Brand Map;
- Thông báo theo xu hướng (Trend Notification);
- Contend Trend.
9. What Runs Where – Công cụ điều khiển quảng cáo
Đây là một cơ hội khá tốt để kiểm tra quảng cáo nào thực sự hoạt động hay không. Bên cạnh đó, What Runs Where giúp các chủ doanh nghiệp nhắm trúng mục tiêu khách hàng hơn với 40 mạng lưới quảng cáo tại nhiều quốc gia, cho phép người dùng theo dõi số lượng lớn các đối thủ.
Tính năng “Alert Notification” cho phép bạn nhận thông báo mỗi lần đối thủ của bạn bắt đầu sử dụng mọi loại nội dung hay quảng cáo. Với công cụ nâng cao này, bạn sẽ luôn có insight track cho mọi chiến lược được sử dụng bởi đối thủ của bạn.
10. SpyOnWeb – Tìm các website hoàn toàn có chung chủ sở hữu
Dịch vụ này cho phép bạn kiểm tra các nguồn hoàn toàn có chung chủ sở hữu. Để làm việc này, bạn cần phải nhập vào một ô bắt buộc URL, địa chỉ IP, mã Google Analytics và Google AdSense và chờ kết quả. Nhập một tên miền (domain) riêng biệt, bạn sẽ nhận được một danh sách các tên miền có cùng một địa chỉ IP khiến quy trình nhận dạng tất cả các website được vận hành bởi một công ty sẽ dễ dàng hơn.
Mong rằng bài viết này phần nào gỡ rối cho bạn trên con đường kinh doanh của mình và gặt hái được thành công.
Nguồn: MediaZ.
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 8537
Thời gian vừa qua, giới doanh nghiệp đón nhận một thông tin khá thú vị, đó là Coca-Cola, đã chính thức xóa bỏ vị trí giám đốc tiếp thị (Chief Marketing Officer – CMO), thay vào đó là giám đốc phát triển (Chief Growth Officer – CGO).
một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới (theo xếp hạng Best Global Brands của Công ty Tư vấn Interbrand, Coca-Cola cùng với Apple và Google là ba thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2016, với giá trị khoảng 73,1 tỉ USD)
Chưa thể khẳng định việc thay đổi này có phải là cột mốc đánh dấu một xu hướng mới trong tiếp thị (marketing) thời gian tới hay không, nhưng dựa vào lý do và bối cảnh mà Coca-Cola đưa ra quyết định trên, giới phân tích đã rút ra một số điểm khá thú vị mà nhà quản trị cần đặc biệt lưu tâm.
Không gì là bất biến, dù bạn có là… Coca-Cola
Thành lập năm 1886, trải qua 131 năm phát triển, Coca-Cola vẫn giữ cho mình một vị trí thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng, đặc biệt với sản phẩm hương vị Cola truyền thống. Thế nhưng trong giai đoạn gần đây, mọi chuyện đang trở nên khó khăn hơn dự kiến.
Với việc khách hàng ngày càng chú ý hơn đến các vấn đề sức khỏe, vấn đề thức uống có gas, bệnh béo phì, lượng đường trong đồ uống…, tình hình kinh doanh của hãng gần đây đã có dấu hiệu chững lại. Cụ thể, doanh thu toàn cầu của Coca-Cola đã giảm từ 48 tỉ USD trong năm 2012 xuống còn 44,3 tỉ USD trong năm 2016. Ở Anh, các sản phẩm của hãng cũng liên tục khó tăng trưởng, như doanh số của Diet Coke (Coca-Cola không năng lượng) giảm 3,1% và Coke Life (phiên bản Coca-Cola ít calo) cũng giảm 57,4% (theo ghi nhận của trang Marketing Week).
Đứng trước tình hình này, Coca-Cola đã buộc phải có một sự thay đổi trong cơ cấu. Theo giới phân tích, Coca-Cola được cho là đang tập trung vào công nghệ, nhằm dịch chuyển từ công ty với thương hiệu đồ uống cổ điển sang mô hình công ty chuyên về sản xuất và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ và nhu cầu của khách hàng.
“Coca-Cola lúc này giống như một công ty sử dụng nền tảng công nghệ để sản xuất và phát triển sản phẩm hơn là một công ty với thương hiệu đồ uống có tuổi đời hàng trăm năm” – Michael Koziol, Chủ tịch toàn cầu của Công ty Truyền thông Huge, nhận xét – “Đối với nhiều thế hệ, Coca-Cola đã trở thành một hình mẫu tiếp thị huyền thoại. Nhưng trong thời đại ngày nay, Coca-Cola không thể chỉ sử dụng những chiến thuật thương mại và tiếp thị như xưa để tạo ra tăng trưởng. Sự bổ nhiệm một giám đốc phát triển là hoàn toàn cần thiết để hỗ trợ giám đốc điều hành (CEO) trong việc nắm bắt những thay đổi về công nghệ, dịch vụ, khách hàng… nhằm tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp”.
Đã đến lúc phải chuyên môn hóa cho sự tăng trưởng
Theo một báo cáo mang tên The Emergence of the Chief Growth Officer in Cosumer Packaged Goods của Công ty Tư vấn Russell Reynolds Associates, trong ngành tiêu dùng nhanh, hàng loạt ông lớn như Colgate-Palmolive, Kellogg Company, Coty, Conagra Foods, Tyson Foods… cũng đã lần lượt bổ nhiệm giám đốc phát triển đầu tiên cho bộ máy của mình. Nhìn nhận vấn đề này, giới phân tích cho rằng, khi doanh nghiệp càng phát triển, cơ cấu phòng ban, trách nhiệm của mỗi bộ phận được chuyên môn hóa rõ ràng hơn, thì nhà quản trị cũng cần có một vị trí chuyên tâm cho mục tiêu tăng trưởng hơn.
“Mọi thứ sẽ dần được trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta đều biết giá trị của sự tăng trưởng, nhưng ở nhiều doanh nghiệp, ít khi có một vị trí nào thực sự chịu trách nhiệm cho chỉ số này. Và như một điều tất yếu, bộ phận tiếp thị, bộ phận thường khó đo lường kết quả hoạt động và năng suất làm việc, sẽ là bộ phận phải nhận trách nhiệm này. Họ giờ đây sẽ không chỉ tập trung phát triển thương hiệu, mà còn phải nâng cao hệ sinh thái bao quanh sản phẩm đó, bao quát từ dịch vụ khách hàng, tới kết nối dữ liệu…” – Robert Wollan, Giám đốc toàn cầu của Công ty Tư vấn Accenture Strategy, chia sẻ.
Cũng theo nghiên cứu mới đây của Công ty Tư vấn Accenture Strategy, dựa trên việc phỏng vấn 535 giám đốc điều hành và 874 giám đốc tiếp thị, thì chỉ số tăng trưởng cũng đang dần được gắn với người làm tiếp thị.
Theo đó, có đến 50% các giám đốc điều hành tin rằng giám đốc tiếp thị là người đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng đột phá của công ty, và 37% giám đốc điều hành sẽ khiển trách giám đốc tiếp thị đầu tiên nếu như mục tiêu tăng trưởng không đạt được (tỷ lệ khiển trách này với vị trí giám đốc kinh doanh là 34%, còn nhân viên chiến lược chỉ là 29%). Còn về phía các giám đốc tiếp thị, 96% công nhận tầm quan trọng của việc tăng trưởng, 75% nghĩ rằng họ có quyền kiểm soát đáng kể sự tăng trưởng đột phá của công ty, và có tới 54% giám đốc tiếp thị nhận thấy ngân sách dành cho tiếp thị đang bị lãng phí mà không mang lại kết quả như mong đợi.
Thomas Barta, chuyên gia tiếp thị với hơn 20 năm kinh nghiệm, cộng sự của hãng tư vấn McKinsey & Company, cũng cho rằng, doanh nghiệp không nhất thiết phải tạo ra một vị giám đốc phát triển riêng, mà có thể giao vai trò đó cho giám đốc tiếp thị, người hiểu và nắm bắt được mọi mặt của sản phẩm chẳng kém gì các giám đốc điều hành trong doanh nghiệp.
“Nếu không phải tăng trưởng, thì điều gì là trọng tâm của công việc tiếp thị?” – Thomas Barta nhận định – “Có lẽ Coca-Cola đã tự đặt ra câu hỏi này, và James Quincey (Giám đốc điều hành của Coca-Cola) đã không còn tin tưởng vào khả năng thúc đẩy tăng trưởng của vị trí giám đốc tiếp thị nữa. Tôi nghĩ theo thời gian, các giám đốc điều hành sẽ hướng đến việc bổ nhiệm giám đốc phát triển, như một cấp độ cao hơn của giám đốc tiếp thị. Những giám đốc phát triển sẽ mang theo một sứ mệnh rất cụ thể, đó là xây dựng thương hiệu với mục tiêu hướng vào sự tăng trưởng. Họ (giám đốc phát triển) sẽ là người tạo ra những báo cáo, kế hoạch, chiến lược tối ưu nhất để giúp công ty giữ vững sự tăng trưởng trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt”.
PHẠM TÚ/DNSGCT
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 4715
Có không ít chủ doanh nghiệp cho rằng họ không hề có đối thủ cạnh tranh nào cả. Họ luôn nói về đề xuất bán hàng độc nhất, sáng kiến phần mềm của họ hoặc ngành kinh doanh mới mà doanh nghiệp của họ đã tạo ra.
Tuy nhiên, tất cả các công ty đều có đối thủ cạnh tranh. Việc nhận ra được điều này sẽ là bước thứ hai trong bất kỳ chiến lược tiếp thị, PR hoặc truyền thông xã hội nào của bạn (bước đầu tiên là xác định đối tượng). Không có công ty, dịch vụ hoặc sản phẩm đơn lẻ nào trên thế giới này là sự lựa chọn duy nhất mà một khách hàng có, thậm chí kể cả khi không hề có sản phẩm thay thế nào cả.
4 kiểu đối thủ cạnh tranh mọi doanh nghiệp phải đối đầu
Có bốn nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn. Bởi vì việc giao thiệp với một hoặc nhiều trong số này luôn luôn tồn tại trong bối cảnh thị trường đầy tính cạnh tranh, điều quan trọng là bạn phải tạo ra được thông điệp và chiến lược phù hợp với từng kiểu đối thủ.
1. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRỰC TIẾP:
Những công ty, tổ chức này rất giống với doanh nghiệp của bạn trong nhiều khía cạnh của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Họ có thể hoặc không thể cạnh tranh với tất cả các dịch vụ tương tự như bạn, việc phân phối có thể khác nhau hoặc họ có lẽ đang sử dụng chiến lược tiếp thị khác. Có thể bạn bán táo đỏ và họ bán táo xanh. Bạn tiếp thị vị ngọt ở những quả táo của bạn và đối thủ cạnh tranh làm nổi bật độ giòn ở táo của họ. Chắc chắn trong một số trường hợp bạn sẽ không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, nhưng đây không phải là kiểu duy nhất.
Táo đỏ và táo xanh – đối thủ trực tiếp
2. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH GIÁN TIẾP
Một số công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ là khác với bạn, nhưng lại có mục đích là giải quyết cùng một vấn đề. Điều này có thể khá đơn giản đối với người tiêu dùng – họ có thể lựa chọn mua táo hoặc chuối đều được. Bạn sẽ không bao giờ biến những quả táo thành chuối, nhưng bạn có thể thuyết phục được nhiều người rằng kali trong chuối không quan trọng và táo thì ngon hơn.
3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG TIỀM THỨC
Đây là kiểu đối thủ cạnh tranh khó xác định nhất, bởi vì việc này đòi hỏi đội ngũ tiếp thị của bạn phải ngừng tập trung vào doanh nghiệp và tập trung vào quan điểm của khách hàng thay vào đó. Theo dõi là cách duy nhất để xác định được nhóm các công ty này. (Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Twitter là tuyệt vời cho việc này và cung cấp nhiều hiểu biết hơn những gì các nhà tiếp thị đã có, thậm chí từ vài năm trước). Kẹo dẻo vitamin hương vị táo có thể không ngon hơn trái cây thật, nhưng có lẽ đối tượng mục tiêu của bạn nghĩ rằng họ sẽ nhận được vitamin C giống nhau từ kẹo và quả táo thật.
Kẹo dẻo vitamin hương vị táo – đối thủ trong tiềm thức
4. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH LÀ ĐỐI TÁC
Chúng ta đã thấy rất nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược trong cộng đồng doanh nghiệp ngày nay và điều này có thể là vô cùng quan trọng đối với chiến lược truyền thông của bạn. Mặc dù vậy, công việc kinh doanh luôn luôn thay đổi, các công ty trước đây từng là nguồn giới thiệu tốt nhất của bạn hiện giờ có thể đang mở rộng, bởi vì những gì bạn làm có vẻ giống như một cơ hội tăng trưởng lớn đối với họ. Hãy đón chào loại quả có tên grapple (trông giống như quả táo nhưng lại có mùi vị như quả nho).
Chiến lược PR và truyền thông xã hội có hiệu quả nhất khi truyền đạt được sự khác biệt của công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ, chứ không phải là điều gì tốt hơn. Sự khác biệt này chỉ nên dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng, sự trung thực, tính khách quan và xem xét tất cả các đối thủ cạnh tranh trong thị trường mục tiêu của bạn.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 3541
Thanh long trồng ở nơi này thì cho trái ngọt, nhưng đem trồng nơi khác thì lại chua. Khoai lang trồng ở Đà lạt thì cho củ màu đậm và ngọt, nhưng đem trồng nơi khác thì màu nhạt và vị lạt nhách. Người ta nói đất nào thì cây đó là không sai.
Con người cũng vậy, bạn có tài giỏi gì, ở lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải có môi trường phù hợp thì mới mong phát triển và thành công.
Chúng ta từng nghe câu chuyện nhiều người khi ở chỗ này thì làm ăn không khá nổi, chẳng ai biết anh ta là ai, nhưng khi đi chỗ khác thì thành đại gia này, người nổi tiếng kia.
Tôi luôn khuyên các bạn (chỉ dám khuyên các bạn trẻ) rằng: nếu ở môi trường hiện tại, bạn cho rằng bạn đã phấn đấu hết mình mà vẫn không thành công, sự nghiệp không thấy thăng tiến, thì hãy mạnh dạn thay đổi.
Không thành công, không thăng tiến sự nghiệp có thể là do chuyên môn, sở trường của bạn ở môi trường đó không có nhu cầu, hoặc nhu cầu ít mà nguồn lực tại chỗ thì đông. Cũng có thể do khi bạn sống ở một nơi quá lâu thì mọi người trong vòng quan hệ của bạn đã hình thành một định kiến về bạn, kiểu "bụt chùa nhà không thiêng".
Dù trong thời gian qua bạn đã chịu khó học hỏi thêm kiến thức mới, bạn có thêm kỹ năng mới, nhưng những người chung quanh thì vẫn cứ suy nghĩ như cũ về bạn: "thằng đó thì biết gì về điện, nó chỉ biết về nước thôi".
Nhưng nếu bạn di chuyển đến một môi trường mới, thì cũng giống như bạn đã nhấn cái nút reset cảm nhận về cá nhân của bạn.
Ở nơi mới, mọi người sẽ phải tìm hiểu để đánh giá bạn từ thời điểm mà họ lần đầu gặp bạn, không bị ảnh hưởng bởi quá khứ của bạn. Và sau một vài khám phá, họ sẽ nghĩ: "tay này có vẻ rành về điện". Chỉ cần họ cảm nhận đúng con người hiện tại của bạn là bạn có cơ hội phát huy trong lĩnh vực "điện" ở môi trường mới!
Để có cơ hội phát huy và thành công trong cuộc sống, thì thường là cần phải có năng lực vượt trội, nhưng cũng có khi không hẳn vậy. Bởi đơn giản là nếu bạn mặc áo đen mà ở nơi tối thì bạn bị lu mờ, nhưng nếu ra nơi sáng, thì bạn sẽ trở nên nổi bật, vẫn là bạn thôi.
Không thiếu người so với bạn thì không tài giỏi hơn, nhưng ở một môi trường khác thì anh ta thành công, và đó chính là điều mà mình cần phải suy nghĩ.
Vấn đề là bạn phải tìm nơi mà bạn có thể tỏa sáng, nơi mà người ta cần con người như bạn, nơi người ta đánh giá cao cái mà bạn biết.
Thay đổi môi trường hoạt động có khi phức tạp như là thay đổi nơi cư trú, chẳng hạn như chuyển địa phương. Cũng có khi là thay đổi nơi làm việc, tức là chuyển công ty. Nhưng cũng có khi chỉ là thay đổi bạn bè, tổ chức đội nhóm mà mình thường xuyên giao lưu, sinh hoạt.
Tóm lại, theo tôi bạn không nhất thiết cứ phải thật tài giỏi thì mới có thể thành công, mới có thu nhập cao và cuộc sống tốt. Điều mà bạn cần là một môi trường phù hợp đối với bản thân bạn. Hoặc thậm chí tốt hơn, nếu bạn có thể chủ động kiến tạo một môi trường để mình có thể tỏa sáng và thành công.
Nếu có điều kiện thì tôi sẽ chia sẻ với các bạn một nghiên cứu mà tôi đúc kết được và đang biên soạn thành tài liệu. Trong đó, tôi kết hợp những bài bản về Individual Development Plan của các tập đoàn lớn, với kinh nghiệm rút ra được từ chính sự trải nghiệm của bản thân tôi, và bổ sung thêm phần mà các tập đoàn không bao giờ dạy nhân viên.
Thay đổi môi trường chỉ là một phần trong chiến lược "Change My Life". Bởi chúng ta không chỉ cần thay đổi nơi gieo hạt để hạt nảy mầm, mà còn phải làm sao để cây con có thể phát triển lớn mạnh, ra quả ngọt.
Đỗ Hòa
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 3139
“Người thành công chẳng bao giờ dừng lại dù chỉ để tự hỏi liệu việc chúng ta đang làm có thực sự quan trọng nhất không.” - Stephen Covey
Thời gian cũng giống như một nguồn lực, nhưng không như những nguồn lực khác, chúng ta không thể lấy lại thời gian đã mất, cũng không thể thêm bớt, lưu trữ, hoặc tắt mở, thay thế nó.
Nếu chúng ta không biết cách sử dụng thời gian sao cho thật hiệu quả thì từng giờ từng phút trôi qua sẽ trở nên lãng phí. Dưới đây là bốn bước giúp bạn sử dụng thời gian một cách tốt nhất:
1. Lập kế hoạch cho một ngày của bạn
Các nhà thầu luôn có bản thiết kế xây dựng, các nhà điều hành luôn vạch trước kế hoạch kinh doanh, các huấn luyện viên luôn có sơ đồ chiến thuật, thầy giáo có giáo án... thế thì tại sao chúng ta lại không có một kế hoạch cho một ngày của mình? Đó chẳng phải là một điều gì quá vất vả, cũng chẳng mất nhiều thời gian nhưng sẽ mang lại năng suất và hiệu quả rõ rệt cho bạn.
Đánh dấu những việc bạn đã hoàn tất trong ngày. Việc hoàn thành mục tiêu cho bạn cảm giác tuyệt vời nhất, là phần thưởng của bạn. Nó cũng cho thấy sự tiến bộ của bạn.
2. Lên lịch hẹn với chính mình
Giả sử bạn có một công việc đòi hỏi mất khoảng 2 giờ đồng hồ để làm và cần phải hoàn tất trước thứ Năm tới. Hầu hết mọi người đều nói với chính mình: “Mình quyết tâm làm xong việc đó vào trước tuần tới”. Hãy chú ý sự khác biệt khi nói như sau: “Tôi sẽ làm việc đó vào ngày thứ Ba trong khoảng 4 đến 6 giờ chiều”. Hãy nhớ rằng trí óc ta luôn hướng đến điều cụ thể. Nếu bạn nói với một người bạn của mình, “Mình gặp lại nhau sau nhé”, thì sẽ khó gặp lại nhau hơn là khi bạn hẹn vào một ngày giờ cụ thể.
Nếu bạn có việc gì đó cần phải làm ngay, nhưng bạn lại có khuynh hướng trì hoãn cho đến phút cuối, thì có một giải pháp đơn giản cho điều này: Hãy lên một cuộc hẹn với chính mình. Trước khi làm một việc gì khác, hãy tỏ rõ quyết tâm làm cho kỳ được việc phải làm. Rồi sau đó bạn cần quyết định khi nào bạn bắt tay vào làm việc đó, và tự cam kết với mình về một thời gian biểu cụ thể. Chỉ đơn giản như thế nhưng nó có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn như: phát triển tính kỷ luật, hỗ trợ thiết lập mục tiêu, giúp chiến thắng sự trì hoãn, và hướng dẫn bạn sử dụng thời gian hiệu quả hơn.
3. Dùng phương pháp Mỗi- Lúc- Một- Chút
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong việc hoàn tất những công việc quan trọng là mỗi lúc làm một ít. Thay vì chờ cho đến lúc có cảm hứng hoặc có đủ thời gian mới tiến hành, thì hãy dành ra một chút thời gian đặc biệt trong lịch làm việc hàng ngày của bạn. Tốt nhất thời gian đặc biệt này được ấn định vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều mấu chốt là phải duy trì liên tục, đều đặn.
Hãy làm cho nó trở thành một thói quen. Lấy việc viết một cuốn sách để làm ví dụ. Dường như đó là một công việc quá khó khăn phức tạp nếu nhìn một cách tổng thể. Nhưng nếu bạn viết chỉ một trang mỗi ngày, thậm chí trừ ra hai ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ Nhật, thì bạn có thể hoàn tất một cuốn sách dày 260 trang vào cuối năm.
Phương cách này cũng có thể so sánh với việc xây dựng một căn nhà gạch. Mỗi viên gạch thật là nhỏ bé, và việc xây mỗi lúc một viên gạch xem ra có vẻ chậm chạp kinh khủng. Nhưng khi mỗi viên được đều đặn đặt lên một viên khác, lại hình thành nên cái gì đó vĩ đại hơn nhiều so với những đống vật liệu chưa xây. Bạn có thể sử dụng những khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi theo cùng cách như thế. Thành công là kết quả của công việc khó khăn vất vả được thực hiện mỗi ngày một ít.
4. Hãy biết vào lúc nào bạn làm việc hiệu quả nhất
Mỗi người có một chiếc “đồng hồ sinh học” riêng. Vào lúc nào đó, người này làm việc có năng suất nhất, nhưng người khác thì ngược lại, kém hiệu quả nhất. Một số làm việc hiệu quả nhất vào buổi sáng, những người khác lại có năng suất vào ban đêm. Một số người đuối sức vào giữa buổi chiều, trong khi nhiều người khác lại vừa được nạp đầy năng lượng. Vì vậy, quan trọng là nhận biết được giờ sinh học của bạn - khi nào bạn có thể hoạt động tốt nhất. Nếu có thể, nên lên lịch làm những việc quan trọng nhất của bạn trong những giờ khắc này. Đó chính là sử dụng thời gian một cách tối ưu.
Khi bạn có được kỹ năng sử dụng thời gian hiệu quả, bạn sẽ nhận thức được rằng thời gian là cuộc sống của bạn và bạn tận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Sự thành công tùy thuộc vào việc bạn sử dụng thời gian như thế nào. Người thành công không tìm kiếm thời gian, họ tạo ra thời gian.
Theo Trí Thức Trẻ
- Details
- Category: Quản Trị Marketing
- Hits: 2435