Các cửa hàng dạng chuỗi và kênh bán hàng hiện đại đang gia tăng 1 cách đều đặn ở Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng các cửa hàng truyền thống đang được thay thế dần bởi các cửa hàng tiện lợi, các chuỗi nhà thuốc và các cửa hàng với nhiều sản phẩm đa dạng.

Dưới đây là một số xu hướng mới nhất trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ (Các con số trong năm 2018 được tính đến tháng 5/2018. Các con số trong năm 2017 là vào tháng 2/2017).

1. Số lượng chuỗi cửa hàng trà sữa nhiều hơn các chuỗi cửa hàng cà phê

Do xu hướng trà sữa phổ biến trong mấy năm gần đây, số lượng các chuỗi cửa hàng trà sữa (725 cửa hàng) vượt trội hơn các chuỗi cửa hàng cà phê (499 cửa hàng). Các chuỗi cửa hàng trà sữa chính là Ding Tea (200 cửa hàng), Toco Toco (150 cửa hàng), Bobapop (106 cửa hàng). Các cửa hàng trà sữa trải dài trên toàn quốc trong khi các cửa hàng cà phê tập trung chủ yếu ở HCM.

U1

2. Sự bùng nổ của Thế Giới Di Động / Điện Máy Xanh

Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường điện thoại thông minh, và sự thống lĩnh thị trường Thế Giới Di Động và công ty thuộc tập đoàn, Điện Máy Xanh đã tăng số lượng cửa hàng lên hơn 2400 cửa hàng. Điều đáng ngạc nhhiên là con số này lớn hơn tổng số lượng của cửa hàng tiện lợi (1819 cửa hàng) và siêu thị (308 siêu thị). Sức mạnh của Thế Giới Di Động, xét về khả năng sinh lời xuất phát từ giá ASP cao, sự thâm nhập của các cửa hàng trên toàn quốc cao.

U2

3. Tăng trưởng chậm dần của cửa hàng tiện lợi

Năm 2017 là 1 năm mà số lượng của các cửa hàng tiện lợi gia tăng mạnh, với nhiều cửa hàng Vinmart+ mở rộng. Mặc dù ngành công nghiệp này chào đón những người chơi mới như 7-Eleven và GS25, nhưng có vẻ sự gia tăng về số cửa hàng đã chậm lại vào năm 2018. Số lượng cửa hàng (ngoại trừ cửa hàng mới) là hơn 1600 cửa hàng, gia tăng 20% so với 1330 cửa hàng năm 2017. Mặc dù con số này vẫn có vẻ khả quan, sự tăng trưởng có vẻ vẫn chậm lại đằng sau khi so với kế hoạch tăng trưởng mà nhiều công ty dự tính ban đầu. Nhiều nguồn tin cho rằng sự tăng trưởng chậm do khó khăn trong việc tạo lợi nhuận do chi phí mặt bằng cao.

U3

4. Sự gia tăng số lượng cửa hàng ở khu vực ngoại thành

Chúng tôi thấy xu hướng tích cực hơn ở các khu vực ngoại thành, đặc biệt là sự gia tăng về các trung tâm thương mại. Số lượng trung tâm thương mại tại các khu vực khác (ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh) là 34 trung tâm, tăng mạnh từ 15 trung tâm so với 2017. Xu hướng dẫn đến sự gia tăng số lượng cửa hàng ở các hạng mục như nhà thuốc, rạp chiếu phim, chuỗi cửa hàng thời trang.

U4

Nhìn chung, các chuỗi cửa hàng đang có xu hướng gia tăng từ 15-50% trong mỗi hạng mục. Xu hướng này hứa hẹn những tên thương hiệu lớn với nhiều dịch vụ và quy mô hoạt động tốt hơn với mục tiêu thu hút nhiều khách hàng. Xu hướng này có khả năng sẽ tiếp tục trong suốt năm 2018.

Nguồn: BrandsVietnam

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 3:

"Mặt trận tấn công nên càng nhỏ càng tốt"

User Menu