Những khám phá gần đây trong lĩnh vực thần kinh học đã khẳng định một điều mà các doanh nghiệp, các công ty quảng cáo tếp thị đã “thuộc lòng” nhưng đôi khi lại quên do phải bận rộn chuẩn bị cho các chiến dịch quảng cáo liên tục. Đó là cảm xúc của con người thường đến trước suy nghĩ. Do đó, nếu không tạo ra được những cảm xúc thích hợp cho khách hàng, các chương trình quảng cáo xem như khó đạt được thành công. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng này.
1 Tác động về thể chất. Âm thanh và ánh sáng là những yếu tố tạo ra sự tác động về thể chất khá mạnh, nhưng đang bị các doanh nghiệp lạm dụng. Vì vậy, các chuyện gia khuyên rằng doanh nghiệp nên tận dụng nhiều hon các phương diện khác để tạo được cảm xúc (tác động vào xúc giác, thính giác và vị giác), từ đó thể hiện được sự thân thiện và khác biệt nhiều hơn cho các chương trình quảng cáo.
2 Nguyên tắc đơn giản. Nhiều khi, doanh nghiệp chì có vài giây đề tạo ra sự liện hệ với khách hàng. Một câu chuyện cười mà phải mất thời gian để giải thích mới hiểu sẽ không còn là chuyện cười nữa.
3 Nguyên tác gần gũi. Hãy tạo ra sự yêu thích cho khách hàng thông qua những gì quen thuộc. Hầu hết các chương trình quảng cáo chỉ có đủ thời gian đề nói lại một câu chuyện đã có trong tâm trí của khách hàng. Những ý tưởng "ngoài chiếc hộp" sẽ có nguy cơ lạc ra ngoài dòng cảm xúc của số đông khách hàng. Những điều mang tính học thuật hay phức tạp một chút thường khô khan về cảm xúc trong một chương trình quảng cáo chỉ kéo dài khoảng quá 30 giây.
4 Tập trung vào khuôn mặt. Khuôn mặt là tâm điểm của con người. Nó biểu hiện cho sức khỏe và sắc đẹp. Kh́uôn mặt cũng là nơi các cảm xúc yêu ghét, tin tưởng hay nghi ngờ của con người thể hiện rõ nét nhất. Những nụ cười giả tạo chắc chắn sẽ không qua mắt được khách hàng.
5 Làm cho dễ nhớ. Các công ty quảng cáo thường xây dựng những đoạn phim có tốc độ qua nhanh khiến khách hàng không thể nhớ được nội dung. Mục tiêu của một chương trình quảng cáo thường là đưa ra một giải pháp giúp khách hàng giải quyết được vấn đề của họ. Nhưng nếu vấn đề của khách hàng không được khai thác đủ sâu thì giải pháp cho vấn đề đó sẽ không được khách hàng cảm nhận là có giá trị và câu chuyện đưa ra sẽ chẳng để lại ấn tượng gì.
6 Nguyên tắc liên quan. Sự liên quan sẽ tạo ra mối dây liên hệ. Những chương trình quảng cáo có khả năng tạo ra cảm xúc mạnh cho khách hàng là làm cho khách hàng thấy mình ở trong đó và giúp họ thể hiện được cái tôi của chính họ. Nếu không tạo ra sư gắn kết tình cảm của khách hàng,chương trình quảng cáo của doanh nghiệp sẽ bị chết yểu.
7 Luôn "bán" niềm hy vọng. Hãy đem đến cho khách hàng những điều làm cơ sở tạo ra niềm vui và hanh phúc lâu dài. Hãy xây dựng những câu chuyện có ý nghĩa, thể hiện những niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn của khách hàng, chứ đừng chăm chăm chào mời sản phẩm hay dịch vụ của mình.
8 Đừng đề cập đến giá cả. Giá cả chỉ làm hạn chế cảm xúc, còn giá trị mới chính là yếu tố được khách hàng đánh giá cao. Hãy đi tìm lợi nhuận bằng con đường xây dựng quan hệ thân thiết với khách hàng.
9 Thể hiện những giá trị của khách hàng mục tiêu. Một số chương trình quảng cáo chỉ tạo ra cho khách hàng những cảm xúc nhất thời. Để tạo ra những cảm xúc tích cực lâu dài, doanh nghiệp phải thể hiện những giá trị mà khách hàng mục tiêu chấp nhận và có thể nắm bắt được. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ nói về mình, nghĩ rằng sản phẩm hay dịch vụ của mình là tuyệt hảo, trong khi người tiêu dùng đang cần thứ khác.
10 Bám vào niềm tin. Chứng minh bằng những con số thống kê là một cách quảng cáo kém hiệu quả nhất. Quảng cáo bằng phương pháp diễn dịch và dùng phép nhân quả có tác dụng tốt nhất vì về mặt trực quan, con người có khuynh hướng tin vào hình ảnh và những câu chuyện hơn cả. Khi nghe kể chuyện, con người thường tin vào câu chuyện hơn là tin vào người kể chuyện. Đây chính là một nguyên tắc rất quan trọng trong quảng cáo bởi vì doanh nghiệp không thể xây dựng uy tín trong chốc lát, mà cần phải có thời gian.
Nguồn: DNSG