Doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều khi đ¬ưa những đứa con này ra thị trư¬ờng đều thiếu bài bản và không phủ ánh hào quang cho nó, dẫn đến tình trạng "Tôi có cái này bán và ai mua thì mua” Họ không biết kích thích cái muốn sở hữu của từng cá nhân để mua sản phẩm của họ. Ta ví như¬ có đứa con gái muốn gả chồng...
Con mình xinh đẹp nết na thật nhưng cách đối nhân xử thế của nhạc phụ, nhạc mẫu lần đầu khi nhà trai đến thưa chuyện và cái gì cũng nói toẹt ra chắc gì hình ảnh ban đầu của cô con gái đã được nhà trai mong muốn. Ta sẽ nói thật nhưng phải nói thật thế nào.
Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp là khi đa đứa con sản phẩm ra thị trường không biết nó có ốm đau hay dặt dẹo khi chẳng may gặp gió máy hay không vì bên cạnh những đứa con của họ thì có vô vàn những đứa con sản phẩm giống con mình và cũng muốn được ghi nhớ trên thị trường Nên nhớ, khi đưa sản phẩm ra thị trường chính là ta đưa võ sĩ lên sàn đấu và đưa các vận động viên vào ván cờ. Phải chuẩn bị kỹ từng ly từng tý và đặt ra hàng ngàn câu
hỏi: nếu thế này thì sao? ..v..v..Vì chỉ lỡ một thế hay lỡ một đòn thôi là nốc ao
Vậy thì phải làm sao đây ?
Người ta thường nhờ đến các Công ty tư vấn quảng cáo và trông chờ vào mưu kế của họ (Việt nam chưa có Công ty nào chuyên bày mưu hiến kế kinh doanh), nhưng không phải ông quảng cáo nào cũng cao tay đưa ra được kế thoát hiểm cho các doanh nghiệp.
Xin nêu vài ví dụ trên thị trường. Sản phẩm Mũ bảo hiểm B đang quảng cáo rầm rộ với chương trình khuyến mại trên truyền hình “mua một sản phẩm tặng một sản phẩm đi kèm công ty có sản phẩm Mũ bảo hiểm C cạnh tranh với Hãng Mũ B lúc này căng đầu ra vì sản phẩm của họ đang chất đầy kho tiền để khuyến mại cũng hết.
Tôi và Giám đốc Hãng mũ C bàn nhau và đưa ra một kế nhỏ. Kế nghe thật đơn giản đó là một ý tưởng phim quảng cáo cùng đó với một câu Slogan "Chỉ có chất lượng không khuyến mại” và phát sóng cùng sản phẩm Mũ B, thế là người tiêu dùng đổ xô đi mua Mũ bảo hiểm C vì ai cũng hiểu rằng Mũ liên quan bảo vệ trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng và câu Chỉ chất lượng... đã đánh đúng tâm lý cần được bảo vệ, thế là Hãng mũ C trong đợt quảng bá này là người thắng lợi. Đúng là một ý tưởng nhỏ đã giúp Hãng C thoát hiểm lớn.
Một trường hợp nữa ta thấy một Hãng nước khoáng quảng cáo trên truyền hình "Tại sao bạn lại uống nước tinh khiết với giá nước khoáng . Nếu ta là một Hãng nước khoáng cạnh tranh. Ta sẽ thực hiện một phim tự giới thiệu về nguồn nước khoáng đặc biệt và duy nhất của Hãng ta (duy nhất, dù ai cũng biết mỗi vùng có một nguồn khác nhau, chẳng nơi nào giống nơi nào cả cho dù đó chỉ là tên vùng đất) với những chỉ số chuẩn xác về chất lượng được kiểm định và đăng ký phát sóng ngay sau khi quảng cáo của Hãng nước khoáng trước.
Nghiễm nhiên Hãng nước khoáng trước sẽ quảng cáo hộ Hãng nước khoáng của ta và ai chắc rằng ta không có lợi trong việc quảng cáo "Mợn gió bẻ măng này”. Đấy là một vài ví dụ nhỏ trên truyền hình. Sự thắng thua này, nó cũng chỉ là tổn thất có thể tính được bằng một chiến dịch, nhưng nếu ta dồn tất cả tiền để làm một chiến dịch lớn thì thôi rồi không còn thị trường để tồn tại
Có doanh nghiệp cùng lúc mời 4-5 Công ty viết ý tưởng và tư vấn chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm sắp ra dời. Rồi không biết vô tình hay cố ý họ đưa các ý tởng của Công ty nọ cho Công ty kia tham khảo và đương nhiên là chỉ có một Công ty được làm. Thế là bí mật lộ ra. Có trường hợp vì bực mình nên một Công ty đợi cho doanh nghiệp bên đó làm xong phim và chiến dịch rồi họ đi thông tin cho bên đối thủ cạch tranh làm phim gần giống như vậy rồi phát sóng trước, thế là doanh nghiệp kia tiền mất, mất cả thời gian. Trách mình chứ còn trách ai
Rồi còn đặt tên cho sản phẩm v.. v sao cho có cái tên luôn luôn trẻ cho một sản phẩm trẻ và cái tên cho Công ty sao thật chững trạc. Ví dụ Ở tên người chẳng hạn: Đặt một cái tên cho đứa bé là Thuỳ Linh và Mão thì khi dứa bé mang tên Thuỳ Linh đến tuổi làm Bà người ta nghe cái tên thôi thì vẫn nghĩ là trẻ, còn mang tên Mão thì đứa bé nếu cha lọt lòng mà cứ gọi Mão. Nghe từ xa, ít ra cũng nghĩ là ngời có tuổi
Nhiều chủ doanh nghiệp phát biểu một cách hồn nhiên thuê một Công ty tư vấn và viết kịch bản hoặc đặt một cái tên sản phẩm cho họ "Viết kiểu này. một ngày tôi viết được vài cái " Viết được hay không thì chưa biết, song doanh nghiệp nên chú trọng đến việc chuyên nghiệp hoá vì các doanh nghiệp nước ngoài họ dều có một Công ty Tư vấn thị trường hoặc Công ty quảng cáo để hỗ trợ họ.
Các Công ty này sẽ tập trung tối đa vào chuyên môn đưa ra các giảI pháp, các tình thế để bạn xem xét mà lường trước mọi vấn đề.
Đã có nhiều sách ghi lại các mưu lược trong kinh doanh và quả là trên thương trường thì muôn vàn mưu lược mà ta không tính hết được. Nó ở phía trước, nó xuất hiện Ở phía sau, trên đầu và ngang mặt...
Tung một sản phẩm ra thị trường. Ta cũng phải lên kế hoạch từ trên giấy, dàn quân, ra sao thông tin quảng bá thế nào bắt đầu từ đâu sức chịu đựng của Ta… Ta được gì, mất gì...Và chỉ khi Ta làm được chi ly trên giấy thì khi ra thị trường mới tránh được tổn thất
Xây dựng một doanh nghiệp thành công biết bao khó khăn, nào thì vốn, nào thì kinh nghiệm nên chúng ta càng phái tránh vào mưu của đối thủ cạnhtranh. Muốn làm được vậy, tính trước, tính sau và luôn cẩn trọng trong từng chiến dịch dù nhỏ nhất. Những chuyên gia tư vấn mưu lược này tuy không nhiều nhưng hãy tìn đến với họ khi cần thiết, có thế bạn sẽ thành công từ những đóng góp của họ.
Đừng tiếc cái bát mà bỏ cái mâm.
Theo Phong Cách Việt