Tan sở, vừa bước chân về đến nhà, Terry Gardner, thư ký tòa án ở California nhìn thấy hai viên chức cảnh sát đang chờ mình. Họ đã được anh trai của cô thông báo rằng cô đang suy sụp tinh thần vì đã cạo trọc đầu.
Gardner đã trả lời cảnh sát rằng cô vẫn ổn và cô cạo đầu để quảng cáo cho chiến dịch của Hãng máy bay New Zealand - hãng đã thuê cô trình diễn những hình xăm tạm thời, cô xoay người và đưa cho đội cảnh sát xem mẩu tin đã được viết bằng màu thuốc nhuộm phía sau đỉnh đầu: “Khi cần sự thay đổi? Điều đầu tiên hãy đến ”.
Nhiều người luôn thắc mắc liệu hình xăm trên đầu cô có tồn tại vĩnh viễn không, và câu trả lời của Gardner là: “ Có thể hơi điên rồ một chút, nhưng chắc chắn không phải là kẻ dở hơi”.
Gardner là một trong số 30 người mà hãng máy bay gọi là “biển quảng cáo di động”. Cạo đầu và trình diễn những mẩu quảng cáo này trong vòng 2 tuần của tháng 11/2009, những người như Gardner sẽ nhận được một vé máy bay khứ hồi đi–về New Zealand (trị giá $1,200) hoặc $777 tiền mặt (ám chỉ đội máy bay với những chiếc Boeing 777).
Jodi Williams, Giám đốc Marketing của Hãng máy bay New Zealand đã cho biết một nửa trong số những người tham gia chiến dich quảng cáo này được chọn trên các chuyến bay, bởi vì phần lớn trong số họ là người sống bên ngoài New Zealand, ví như Gardner, đã từng đến thăm và muốn quay trở lại New Zealand. Còn những người khác, nói theo thuật ngữ Marketing là những đại sứ cho ý tưởng của thương hiệu, khi những người xa lạ hoặc công nhân đứng phía sau họ trong tiệm tạp hóa hỏi về New Zealand, họ sẽ nói ngay lập tức một cách rất nhiệt tình về những điều được gì trên...đầu họ!
Peter Shankman, tác giả quyển “Liệu chúng ta có thể làm điều đó?! PR táo bạo có gây nguy hiểm cho công việc chúng ta – Tại sao công ty chúng ta cần PR” đã ca ngợi công việc mà hãng máy bay thực hiện.
Shankman đã rằng: “Công việc của tôi vào lúc cuối ngày như một nhà quảng cáo nhưng không phải chỉ PR riêng cho khách hàng của tôi, mà công việc của tôi là phải truyền cảm hứng cho những người khác để họ cũng làm như vậy, và nếu có người muốn nói về điều gì đó vì lợi ích khách hàng; họ đề nghị sử dụng yếu tố chân thật - đó là điều rất đúng về marketing xã hội “
Với mái tóc đỏ hoe xõa dài, Rita Thomas, nữ diễn viên hài 35 tuổi đến từ Los Angeles có nhiều chuyện để kể hơn các thành viên khác. Mẹ cô đã mất một năm trước đây do bệnh ưng thư, và cô đã đánh liều tham gia chiến dịch quảng cáo của hãng máy bay này bởi đơn giản hãng sẽ tặng ‘tóc’ cho người tham gia để Giữ Được Tình Yêu, vì cô đã đánh mất người đàn ông đã hẹn hò trong ba tháng chỉ vì cô cạo trọc đầu. Thomas kể rằng anh bồ cô đã nói anh chẳng còn tìm thấy chút thu hút gì ở cô, nói chung là anh đã chán cô.
Cũng như chiến dịch marketing tháng Giêng ở Anh trên FeelUnique.com, trang web chuyên bán các sản phẩm làm đẹp qua mạng, đã chi trả cho 10 người đàn ông và phụ nữ để họ xăm tạm thời địa chỉ trang web của công ty trên mi mắt và họ phải nháy mắt với những người lạ khác.
Được chọn lựa một cách ngẫu nhiên từ hơn 6000 người đăng ký qua mạng, những người tham gia sẽ được chi trả 100 bảng (khoảng $149) để họ nháy mắt 1000 lần với người khác, hoặc 10 pence cho mỗi lần nháy mắt với người khác, giống như việc chi trả cho mỗi lần xem quảng cáo trên web.
Chiến dịch này được điều hành bởi hãng Mischief chuyên về quan hệ cộng đồng ở London. Dan Glover, giám đốc ý tưởng, đã cho biết rằng ý tưởng chủ đạo của những bài báo trên phương tiện truyền thông trong khu vực, quốc gia, và quốc tế là điều quan trọng nhất, mục tiêu người xem muốn hướng đến là sự thuận tiện trong truy cập – hàng trăm đường truyền này đến những trang web khác.
Quảng cáo bằng cách xăm hình đã xuất hiện đã xuất hiện từ năm 2001, khi Golden Palace, một trang web đánh bạc trực tuyến đã chi trả tiền cho Bernard Hopkins, một vận động viên đấm box hạng cân trung bình để anh này xăm hình tạm thời địa chỉ trang web Golden trong suốt thời gian ti vi phát sóng trận thi đấu của anh. Kết quả của việc làm này là sự giận dữ từ phiá nhà chức trách bộ môn boxing và kênh truyền hình ESPN. Nhiều năm sau đó, sòng bài này vẫn phải chi trả tiền cho cả đại gia đình của ngôi sao boxing này và những người khác có liên quan đến việc tổ chức một chuỗi những trận thi đấu quyền anh mà vận động viên có xăm hình website sòng bài.
Vào năm 2005, Andrew Fisher – chủ nhân của trang eBay lúc đó mới hơn 20 tuổi và đang sống ở Omaha, đã dùng trán để xăm hình quảng cáo tạm thời trong một tháng cho hãng dược phẩm Green Pharmaceutical với giá $37375. Chàng trai này còn xuất hiện trên các chương trình truyền hình quốc gia như “Chào buổi sang, nước Mỹ” và nhiều tờ báo, trang web khác. Không lâu sau đó, Fischer lại ‘bán cái trán’ của mình lần thứ hai cho Gold Palace, nhưng lần này chỉ với giá $5000 và ít nhận được sự chú ý từ giới truyền thông.
“Tôi không ngại trở thành thằng ngốc trong khoảng một tháng, nhưng tôi không thích trở thành trò cười cho cả thế giới khi phải đi ra đường với mẫu quảng cáo to tướng trên khuôn mặt”, - Fischer thổ lộ.
Cũng trong năm 2005, Golden Palace đã chi trả cho Kari Smith 30 tuổi người Utah khoản tiền $10000 để cô xăm địa chỉ trang web của sòng bài này lên trán cô với cỡ chữ in lớn.
Sòng bài này cũng đã trả tiền cho vài người phụ nữ mang thai để họ khoe những hình xăm quảng cáo quanh bụng tại các siêu thị lớn và các sân vận động. (Sòng bài đã nhận được các tin nhắn từ điện thoại và tin nhắn e-mail).
Cùng năm 2005: Hãng lốp xe Dunlop đã thuê họa sỹ xăm hình làm việc tại gian hàng của hãng tại Hội Chợ Các Trang Thiết Bị Đặt Biệt ở Las Vegas. Những người xung phong xăm hình vĩnh viễn về logo hay tên thương hiệu Dunlop sẽ nhận được các lốp xe trị giá từ $500 - $1000, Jim Davis – người phát ngôn cho hãng Dunlop đã tuyên bố như vậy. Khoảng hơn 200 người tham gia việc xăm hình này.
Nguyễn Ngọc Phượng dịch từ The New York Times