Làm sao bạn tiếp thị sản phẩm của mình hiệu quả nhất và khác với đối thủ cạnh tranh. Bài viết sao đây sẽ giúp bạn

brand_building.jpg

 

Bước 1:
Khi mà nhiều người nghĩ đến việc tiếp thị thì người ta chỉ nghĩ đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc hiểu và đáp lại nhu cầu của khách hàng là cần thiết, nhưng  cũng có những khía cạnh khác.
Tiếp thị nhắm vào thương hiệu đảm bảo rằng bạn đáp ứng nhu cầu khách hàng theo cách khác biệt với đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu bạn không thấy điểm khác biệt này thì bạn đang có nguy cơ trở thành một món hàng chỉ dựa vào giá cả.
Hãy hỏi bản thân
Khách hàng của tôi có nhận thấy tôi khác biệt với các đối thủ cạnh tranh gần nhất không? Khác như thế bào? Tại sao?
Tôi làm gì để việc kinh doanh trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn nhằm hỗ trợ giữa chân họ, những khách hàng lâu dài và có lợi nhuận?
Bước 2: giám sát sự thay đổi của môi trường. Chúng ta sống trong một thế giới đang thay đổi nhanh cùng với nhiều cơ hội và mối đe dọa. Nhiều nhà quản lý doanh ngiệp dành thời gian tương ứng để làm dừng, quan sát và phản ánh cách thức mà nhũng sự thay đổi có thể tác động. Kết quả là hầu hết các công ty đều chết yểu.
Hãy hỏi bản thân mình, ít nhất ba tháng một lần
Xu hướng khách hàng thay đổi , hoạt động đối thủ cạnh tranh, sự hành luật, xu hướng kinh tế hay sự phát triển công nghệ mà tác động đến việc kinh doanh của bạn là gì?
Bước 3: có một tầm xa nhìn ý nghĩa cho công việc kinh doanh và thương hiệu của công ty bạn
Một tầm nhìn xa (nhiệm vụ) có nhiều vai trò: quan trọng nhất là chúng sẽ thôi thúc và chỉ dẫn cho bạn. Rất nhiều tầm nhìn xa trong kinh doanh bao gồm những từ như: “lãnh đạo”, “tốt nhất”, “ưu việt”, “ thành công nhất”. Những từ như thế này có thể có ý nghĩ khác nhau với nhiều người. Bởi vì điều đó nên chúng giới hạn về trong hỗ trợ việc thúc và chỉ dẫn hành động của đội kinh doanh. Tầm nhìn xa cho thương hiệu có chung chức năng. Chắc chắn rằng bạn có một bản viết tay về tầm nhìn xa cho thương hiệu đủ mạnh để thôi thúc và hướng dẫn hành động.
Hãy hỏi bản thân bạn
Mình có một tầm nhìn xa cho thương hiệu mà mọi người biết rõ và đã mua cổ phần không?
Làm cách nào đề mình nâng cao tầm nhìn xa thương hiệu để nó là một sự chỉ dẫn và thôi thúc mạnh mẽ hơn?
Bước 4: xây dựng thương hiệu của bạn từ trong ra ngoài
Xây dựng thương hiệu không phải chỉ là sự thông tin tiếp thị hay quảng cáo. Nó không đơn thuần về ‘sản phẩm’hay ‘dịch vụ của bạn’. Thương hiệu của bạn thật sự là những gì khách hàng nghĩ đến bạn và mức độ lòng tin họ dành cho bạn. Để xây dựng một thương hiệu mạnh bạn phải có một ý tưởng rõ ràng và cách bạn muốn được khách hàng nghĩ đến, sau đó cân nhắc mọi thứ mà bạn nói và làm
Hãy hỏi bản thân về mọi việc bạn nói và làm:
Điều này sẽ làm tôi đến gần hơn trong tâm trí của khách hàng như tôi mong muốn không?
Bước 5: lập kế hoạch cho sự thành công.
Có một cụm từ: “ nếu bạn không biết nơi mà bạn muốn đi thì bất cứ con đưởng nào cũng sẽ đưa bạn đến đó.” Điều này đúng trong cuộc sống và trong kinh doanh. Nếu bạn muốn thành công bạn phải có những mục tiêu rõ ràng và có thể lường được trước- bạn phải biết nơi mà bạn muốn đến.
Hỏi bản thân:
Liệu tôi có một kế hoạch cho thương hiệu với những mục tiêu rõ ràng và có thể lường được không? (và có phải tôi đang đo lường những thứ thật sự quan trọng không?)
Bước 6: trở thành một doanh nghiệp có kiến thức.
Sự nâng cao liên tục của hiệu quả từ chính thương hiệu rất cần thiết cho thành công lâu dài. Cách tốt nhất để đạt điều này là bảo đảm rằng bạn mất ít thời gian để trở thành một “doanh nghiệp có kiến thức” bằng việc xây dựng kiến thức cho các quá trình hoạt động.
Đối với mọi sáng kiến tiếp thị bạn đảm nhận bạn hãy hỏi bản thân
Làm sao tôi xây dựng kiến thức cho việc này để tôi có thể tìm ra cái gì nên làm và cái gì không nên làm và làm nó tốt hơn cho lần kế tiếp.
Bước 7: chuẩn bị cho sự thay đổi
Làm việc gì trong quá khứ sẽ không làm trong tương lai. Nếu bạn làm được bước 1-6 thì quá tuyệt, nhưng bạn phải đi một bước sâu nữa. Bạn phải được chuẩn bị để thay đổi. Đừng làm tốt hơn những thứ giống nhau mà hãy tìm những cách mới để theo đuổi tầm nhìn xa và thương hiệu mong ước của bạn. Hãy khám phá, thử nghiệm và tham gia.
Hãy hỏi bản thân
Liệu có một cơ hôi để đột phá và đạt được một bước thay đổi từ nơi hiện tay của bạn
Nguồn tin từ www.buildingbrands.com được biên tập và chuyển ngữ bởi Mai Ca
Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Nếu không có đủ ngân sách thì một ý tưởng dù hay đến mấy cũng không thể cất cánh"

User Menu