avatarpNhững mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay (Nguồn: focus.com).

Một nhà báo chuyên nghiệp hàng đầu ngày nay sẽ không thể tồn tại nếu không nắm vững các trang mạng xã hội.

Dưới đây là năm lý do tại sao những hãng truyền thông mới ra đời phải quan tâm đến xu thế này, trích tham luận của nhà báo nổi tiếng người Na Uy John Einar Sandvand (Biên tập viên của Media Norway Digital) trình bày tại hội thảo thường niên do Liên minh Báo chí châu Âu tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ.

Mạng xã hội đã trở thành phần không thể thiếu trong công việc thường nhật của nhiều hãng tin. Tuy nhiên nhiều biên tập viên và nhà báo vẫn gặp khó khăn trong việc giành nhiều nỗ lực để tìm hiểu sự năng động đến bùng nổ của Facebook, Twitter và những mạng xã hội khác.

1. Lan truyền tin tức

Mạng xã hội là chia sẻ, và chia sẻ làm gia tăng lượng người đọc. Facebook và Twitter có thể trở thành những kênh rất mạnh để lan truyền tin tức. Có hai lý do chính cho việc này. Thứ nhất, mọi người thường tin tưởng những gì bạn bè gửi cho hơn so với từ người lạ. Những câu chuyện chia sẻ trên Facebook và Twitter do đó có cơ hội được ấn chuột vào nhiều hơn. Thứ hai, mọi người thường dành nhiều thời gian cho mạng xã hội nhiều hơn so với các trang khác. Theo Facebook, 800 triệu người dùng của họ mỗi tháng dành trung bình 15 tiếng đồng hồ đăng nhập.

2. Tạo ra sự gắn bó

Những thông tin không tạo ra sư gắn bó, hoặc ít tạo ra sự gắn bó, thì cũng không, hoặc ít có giá trị. Những hãng tin sẽ nhận ra rằng những tin tức tạo ra sự gắn bó với người đọc có thời gian tồn tại và được ấn chuột vào nhiều hơn. Người đọc dành nhiều thời gian hơn cho những tin tức như thế này và sẽ tiếp tục theo dõi những tin tức khác liên quan đến nó.

Những mạng xã hội lớn, như Facebook, Twitter, Linkedin và YouTube, cung cấp các thiết bị hiệu quả để tạo ra sự gắn bó và chúng cũng cho biết nhiều điều về những ai thực sự gắn bó với nội dung mà bạn đăng tải. Thông tin đó là rất đáng giá với hầu hết các hãng tin. Trước giờ nghề báo thường là một chiều. Các biên tập viên chọn tin tức và trình bày những câu chuyện theo ý họ cho đám đông công chúng.

Nhưng điều này đã thay đổi. Ngày nay tất cả mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn cho một cộng đồng mạng. Các nhà báo không còn độc quyền cung cấp và phân phối thông tin nữa. Những điều này làm thay đổi nghề báo và thay đổi sự chờ đợi của mọi người với nhà báo. Không còn là đường một chiều nữa.

3. Thông tin nhanh nhạy hơn

Khi những tin tức lớn xảy ra, không có cách nào theo dõi tốt hơn, trong vài giờ đầu tiên, là qua các
mạng xã hội, theo ba cách.

Thứ nhất, những sự kiện lớn và trực tiếp. Trong những tình huống này, nhà báo nên ngay lập tức theo dõi những gì diễn ra trên Twitter từ những nhân chứng và các nguồn khác. Tin tức đầu tiên sẽ lan truyền trên mạng xã hội trước, rồi mới đến các phương tiện truyền thông truyền thống.


Bức ảnh đầu tiên về vụ máy bay đáp xuống sông Hudson ở New Yok là được đăng trên Twitter. Đây là ví dụ điển hình về sức mạnh thông tin trên mạng xã hội.
(Nguồn: betatales.com)


Thứ hai, khi chính mạng xã hội cũng trở thành tin tức. Chúng ta thấy điều này xảy ra ngày càng thường xuyên, ví dụ như cuộc cách mạng ở Libya hay sự kiện khủng bố ở Na Uy. Cách mà mọi người sử dụng mạng xã hội trong những sự kiện này, và vai trò của mạng xã hội, là một nhân tố quan trọng của toàn bộ câu chuyện.

Thứ ba, theo dõi mạng xã hội cho những nhóm sở thích khác nhau. Đây là cách các tổ chức truyền thông sử dụng mạng xã hội hàng ngày. Hầu hết nhà báo đều có lĩnh vực hoạt động riêng. Họ nên theo dõi một cách có hệ thống những gì người đọc trao đổi và quan tâm trong lĩnh vực của riêng họ trên các mạng xã hội.

4. Đối thoại với độc giả

Mạng xã hội buộc chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ, từ làm báo một chiều sang đối thoại hai chiều với độc giả.

Mạng xã hội là chia sẻ, và chia sẻ là đối thoại. Không may là nhiều biên tập viên không nhận ra điều này. Họ xem các trang mạng xã hội chỉ là nơi truyền đi thông tin mà họ muốn, và không bận tâm đến thực tế là người đọc của họ muốn chia sẻ và liên lạc. Với các biên tập viên, lợi ích là rất lớn trong việc bắt đầu đối thoại với người đọc qua mạng xã hội.

Hãy xem thử trang Facebook của tờ báo lớn nhất Na Uy, Aftenposten. Hiện nó có 67.000 người theo dõi. Aftenposten đã dùng Facebook không chỉ là nơi lan truyền thông tin, mà còn để hỏi người đọc của họ bận tâm về những câu chuyện riêng biệt. Điều này rất có ích cho các biên tập viên.

5. Xây dựng giá trị thương hiệu


Đây là điều mà mọi hãng kinh doanh, và đặc biệt là các hãng tin, đều phải nhìn thấy trên mạng xã hội. Giá trị thương hiệu cao luôn mang lại những cơ hội lớn và cách bạn tương tác với độc giả có thể là một cách rất hay để xây dựng thương hiệu, khẳng định và củng cố những giá trị mà hãng tin của mình theo đuổi./.

  Trần Trọng (Vietnam+)

Pin It
Ngạn ngữ Anh

"Có người đi hết rừng mà vẫn không tìm thấy củi"

User Menu