Việc sáng tạo và thiết kế nội dung cũng gần giống như nấu ăn vậy: cần phải “nêm” sao cho nội dung vừa hấp dẫn độc giả, vẫn phải giữ độ hấp dẫn...

Việc sáng tạo và thiết kế nội dung cũng gần giống như nấu ăn vậy: cần phải “nêm” sao cho nội dung vừa hấp dẫn độc giả, vẫn phải giữ độ hấp dẫn đó ở vừa mức đủ để độc giả không bị dội vì ngỡ ngàng hoặc bức xúc vì “quá mặn, cay, hoặc chua,…”.

Các “đầu bếp” sáng tạo nội dung cần vận dụng khả năng và sự nhạy bén của mình – và cả những lần vượt ra khỏi giới hạn – để tạo nên những nội dung bắt mắt và xuôi tai những độc giả khó tính nhất. Sau đây là một số gia vị cần thiết kèm theo ví dụ những món nội dung hút khách trên mạng xã hội.

Một “nhúm” phá cách trong từ ngữ và trình bày

Hãng phát triển phần mềm quản lí doanh nghiệp VistaVu mới đây đã thành công với gia vị này. Thay vì đặt tiêu đề “Tránh những lỗi sau trong ngành dịch vụ khái thác dầu”, hãng đã xào nấu lại và cho ra “7 tội ác của các công ty dịch vụ khai thác dầu”.

H3

Rõ ràng là tiêu đề thứ 2 sẽ bắt ngay sự chú ý của những độc giả mà bài viết nhắm tới, khiến họ sẽ cuộn ngay xuống và đọc qua những “tội ác” với hi vọng sẽ tìm thấy một số cách “đền tội” trong bài viết.

Tất nhiên, nội dung của VistaVu đã thỏa mong ước của độc giả khi truyền tải đầy đủ sai sót lẫn cách khắc phục cho các doanh nghiệp, nhưng để độc giả biết được và tìm hiểu bài viết thì công lớn thuộc về tiêu đề và phần mở đầu cực kì giật gân.

“Dậy mùi” với trích dẫn và số liệu

Một câu trích dẫn từ một nhân vật nổi tiếng là cách hay để khiến nội dung nổi bật trước đám đông. Trong chiến dịch quảng bá cuốn Cẩm nang Toàn diện về Tiếp thị Nội dung, những câu đầy cảm hứng của Michael Brenner (Giám đốc Điều hành tập đoàn Marketing Insider Group) và Ann Handley (Giám đốc Nội dung của hãng tư vấn tiếp thị MarketingProfs) được biên tập thành hình ảnh giới thiệu cuốn sách.

H4

Trong một chiến dịch quảng bá khác, hai câu quảng cáo được đưa ra thử nghiệm xem mẫu nào hiệu quả hơn.

Kết quả – câu có số rõ ràng “Chỉ có 3 trường nhận sinh viên vào danh sách rút gọn” sẽ thôi thúc độc giả hơn nhiều so với “Làm thế nào để có tên trong danh sách rút gọn”.

Thêm lời kêu gọi thay đổi

Quanh quẩn trong vùng an toàn là đặc tính cố hữu của con người và các doanh nghiệp; vì thế, các độc giả tiềm năng sẽ chú ý hơn nếu giới tiếp thị nội dung viết ra những hạn chế trong quy trình làm việc tiêu chuẩn (chỉ cần đừng quá gay gắt vì sẽ gây khó chịu). Bạn hãy nhìn bài quảng cáo của hãng phần mềm Jive Software: Những hình ảnh số liệu rất “thuyết phục” cùng với một lời kêu gọi thay đổi.

H5

Đừng quên hương vị hứng khởi

Quảng cáo hấp dẫn không nhất thiết phải có mùi tiêu cực, dù đôi lúc những màn tiếp thị nội dung tốt có làm độc giả phân vân hoặc phiền lòng. Thay vào đó, nội dung quảng cáo cần thể hiện sự truyền cảm và chắc chắn.

Những đặc tính thu hút này đã từng xuất hiện trên mẩu quảng cáo với thông điệp theo chủ đề lễ Tình nhân của hãng phần mềm Aspect Software – chắc hẳn bất kì lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng sẽ ‘nghía’ qua nó.

H6

Cuối cùng là lời tuyên bố cam kết

Các nhà tiếp thị nội dung chỉ có vài giây để bắt mắt độc giả, nên một câu dẫn nhập phù hợp sẽ khiến độc giả xem lại những gì đã lướt qua. Khi quảng bá những sáng kiến về năng lượng bền vững, tập đoàn hóa dầu Total (Pháp) đã đề ra một tương lai lí tưởng: loại bỏ hoàn toàn rác thải và sử dụng hiệu quả nguồn nước; tiếp đó, hãng cho thấy cam kết hiện thực hóa tương lai trên thông qua hành động, không quên chuyển hướng sang tuyên bố về giá trị thương hiệu một cách khéo léo.

H7

Nhìn chung, mức độ “gia vị” trong nội dung sẽ dựa trên một vài yếu tố, nhất là đặc thù của lĩnh vực kinh doanh và độ linh hoạt của doanh nghiệp khi áp dụng cái mới. Dù thế, những mẫu quảng cáo có bất ngờ và thú vị hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng biến tấu và sự kiên định của các đầu bếp nội dung.

* Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Pin It
Peter F. Drucker

"Doanh nghiệp tồn tại vì người tiêu dùng chịu trả tiền. Bạn kinh doanh mà làm cho khách hàng hài lòng, thì như thế không chỉ là marketing, còn hơn cả marketing."

User Menu