Marketing là một phần không thể thiếu với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp kinh doanh. Nhiều chủ shop, chủ doanh nghiệp đầu tư công sức và tài chính với mon muốn nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng nhưng không phải lúc nào những yếu tố này cũng là điều cần thiết.

Thâm chí nếu bạn – một trong những người đang khởi nghiệp và cả những doanh nghiệp phát triển lâu năm không đo lường tác động từ những nỗ lực này, bạn có thể đang lãng phí tiền bạc của mình. Cùng với đó, không đo lường đồng nghĩa với việc bạn không nhận ra cần khắc phục hay thay đổi phần thông tin nào trong chiến dịch marketing của mình. Chúng tôi đã thực hiện điều tra với 14 nhà kinh doanh từ YEC và tập hợp danh sách những số liệu đo lường marketing cần có ngay từ những ngày đầu khỏi nghiệp kinh doanh.

đo lường marketing
1. Google Analytics

Dù không thực sự là một số liệu đo lường nhưng Google Analytics cho phép bạn phân tích thông tin khách hàng ghé thăm website, blog cùng với đó là những gì khách hàng tương tác trên trang của bạn. Theo Brian Honigman (Brianhonigman.com), trong các thông tin của Google Analytics thì “bouce rates” và “visit time” là những thông tin cơ bản mà bạn cần nắm được. Với “bouce rates”, thông số cung cấp thông tin tỷ lệ % truy cập website hoặc truy cập đến website từ 1 trang khác nhưng lại thoát khỏi trang của bạn mà không xem thêm 1 trang nào nữa. Trong khi đó “ visit time” cung cấp thông tin về % thời gian khách hàng lưu lại trên trang của bạn. Những thông tin cơ bản này giúp bạn nhận ra vấn đề cần khắc phục với trang web và cái nhìn sáng suốt về những gì khách hàng thực sự tương tác trên trang của bạn.
2. Tỷ lệ chuyển đổi

Marketing thường được hiểu như mảng công việc quan trọng trong cấu trúc thu hút và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi với quảng cáo, nội dung và khuyến mãi. Tuy nhiên, dù được thực hiện dưới những hình thức quảng bá thông tin hay thu hút khách hàng nào thì tăng tỷ lệ chuyển đổi vẫn là một số liệu đo lường cần thiết trong marketing. Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những phương pháp hữu hiệu để nhận diện mức độ tiêu tốn trong marketing và những tác động từ các chương trình đem lại cho doanh nghiệp. Vì vậy, các startup cần quan tâm và thường xuyên kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch marketing của mình.

3. Chi phí để có khách hàng

Có rất nhiều doanh nghiệp hiện đang theo dõi chi phí để tạo ra một đơn hàng nhưng rất ít nhà quản lý thực sự chú ý đến chí phí để có một khách hàng (cost to acquire a customer – CAC). Chi phí này thực chất khá khó khăn để tính toán và định lượng hay đặt ra công thức cụ thể nhưng đây lại là một số liệu đo lường marketing rất quan trọng. So sánh giá trị CAC này với giá trị dài hạn mà khách hàng đem lại (long-term value –LTV) để nhận ra liệu doanh nghiệp của bạn có đang tính toán đến chi phí này không. Tuy nhiên, nếu chi phí để có được 1 khách hàng cao hơn giá trị dài hạn thì doanh nghiêp của bạn đang đi lệch hướng đó.

4. Nguồn thông tin mạng xã hội

Một trong những số liệu đo lường marketing đáng chú ý dù không chưa có phần mềm hay ứng dụng nào được viết ra để đo lường chỉ số này. Đó là nguồn thông tin mạng xã hội. Nếu bạn có nhiều fan, người theo dõi trên các mạng xã hội, thường xuyên nhận được bình luận hay post của fan và những thông tin này đem lại hoặc tạo khả năng mua hàng cho doanh nghiệp. Bạn hãy tập trung vào việc phân tích nguồn thông tin và cách hướng những cư dân mạng khác vào những thông tin như vậy, tập trung thời gian và tiền bạc vào những kênh này sẽ giúp ích rất nhiều cho marketing và công việc kinh doanh của bạn.

5. Tỷ lệ gắn bó của khách hàng

Phần lớn các doanh nghiệp dù đang trong giai đoạn khởi nghiệp hay phát triển đều tập trung sự chú ý vào việc thu hút khách hàng nhưng lại ít lưu tâm đến tỷ lệ gắn bó của khách hàng đối với số liệu đo lường này, bạn hãy đặt ra những câu hỏi như “Tần suất khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn? Bao lâu họ sẽ mua sản phẩm tiếp theo?” Các doanh nghiệp với tỷ lệ gắn bó của khách hàng cao có thể tập trung chăm sóc và thu về nhiều lợi nhuận hơn từ nhóm khách hàng trung thành. Vì vậy, ngay từ khi khởi nghiệp kinh doanh, hãy tập trung cho số liệu đo lường marketing này nhé.

6. Điểm hòa vốn

Khi bạn nghĩ đến marketing nói chung hoặc các chiến dịch đang thực hiện nói riêng, điều bạn cần quan tâm và luôn quan tâm chính là lợi nhuận. Nếu tính toán ra điểm hòa vốn ngay từ những ngày đầu khởi động chiến dịch marketing, bạn có thể đánh giá liệu các ý tưởng có thực sự hợp lý và sẽ đạt được một mục tiêu kinh doanh hay không. Thường xuyên kiểm tra số liệu đo lường marketing này sẽ giúp bạn nắm rõ hướng phát triển và tập trung hơn nữa vào mục tiêu cuối cùng của chiến dịch.
7. Tỷ lệ thu hút khách hàng từ quảng cáo

Dù cho bạn đang tự thực hiện chiến dịch quảng cáo hay thuê đối tác bên ngoài thực hiện, hãy yêu cầu họ tính toán tỷ lệ thu hút khách hàng từ các chiến dịch của họ. Số liệu đo lường marketing này sẽ giúp bạn quyết định và thẩm định chi phí và mức độ thành công của việc quảng cáo. Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của các chiến dich quảng cáo là thu hút khách hàng click hoặc đăng ký, gọi điện đến doanh nghiệp của bạn.

>>> Những số liệu đo lường marketing cần có (P2)

Theo bizweb

Không ghi tác giả

Pin It
Ted Levitt

"Sự khác biệt giữa sales và marketing nằm ở chỗ sales bán đi những gì mình có, trong khi marketing thì có những gì khách hàng cần"

User Menu