Mars với chiến dịch "Snacklish" (Ngôn ngữ của snack) dành cho sản phẩm Snickers là ứng viên nổi đình nổi đám nhất của năm, theo một báo cáo độc quyền từ Zeta Interactive. Các thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ cũng nằm trong top của danh sách này, gồm có: Apple với "There’s An App for That" (Luôn có một ứng dụng cho điều đó), và Microsoft với chiến dịch  "I’m a PC and Windows 7 Was My Idea" (Tôi là một chiếc PC và Windows 7 là ý kiến của tôi).

 

Đại lý cung cấp trọn gói dịch vụ marketing tương tác có trụ sở đặt tại New York này cũng đã ước lượng giá trị của những chiến dịch quảng cáo đã thất bại trong năm vừa qua. Tất cả được xếp hạng dựa vào tổng số lượt bàn ra tán vào của cư dân trên mạng mà mỗi nỗ lực quảng cáo nhận được, cũng như tỷ lệ nhận xét tích cực/tiêu cực xung quanh chiến dịch. (Danh sách đầy đủ ở bảng dưới đây)

 

Những chiến dịch quảng cáo gây bàn tán nhiều nhất năm 2009


Chiến dịch – Thứ hạng

Số lượt bàn tán

Tỷ lệ nhận xét tích cực/tiêu cực

Xếp hạng của Zeta Interactive

1. Snickers “Snacklish”

874

82/18

71.67

2. Car.com “David Albernathy”

779

83/17

64.16

3. Apple “There’s An App for That”

925

66/34

61.05

4. General Motors “Reinvention” (Tái phát minh)

684

89/11

60.88

5. Intel “Our Rock Star Aren’t Like Your Rock Star” (Siêu sao nhạc rock của chúng tôi khác với siêu sao của bạn)

709

82/18

58.14

6. Bud Light “Tailgate Approved” (Chấp nhận đi cửa sau)

717

79/21

56.64

7. Miller Genuine Draft “MGD 64” (Bia Miller 64 - Lúa Mạch nguyên chất ) **

630

86/14

54.18

8. Microsoft "I’m a PC and Windows 7 Was My Idea"

807

62/38

50.03

9. Bud Light “Too Light/Too Heavy”

589

87/19

47.71

10. E*Trade “Golf Baby” (Em bé Golf thủ)

512

80/20

40.96

**Ghi chú: Chiến dịch này bắt đầu từ năm 2007, nhưng quảng cáo nặng ký này đã không nhắm trúng đích cho đến đầu năm 2009.

Nguồn: Zeta Interactive


Nỗ lực “Ngôn ngữ của snack” (Snacklish) được xếp hạng cao nhất với công của agency quảng cáo TBWA/Chiat/Day tại  New York, bao gồm quảng cáo trên cả taxi, trạm xe buýt, và những áp phích tại nhà ga, nhấn mạnh những câu chữ hấp dẫn và dễ nhớ như  “Pledge your nutlegience” (Tạm dịch: Nắm giữ phần cốt lõi của bạn), “Snaxi” (Xe Snack) hay “Nougetaboutit” (Now-get-about-it? Bây giờ hãy loan tin về nó).

“Tài tình!” và “Sáng tạo!” là hai từ mà các blogger sử dụng thường xuyên nhất để nói về chiến dịch của Snickers – Al DiGuido – CEO của Zeta Interactive đã nói. Ông trao đổi một cách hóm hỉnh rằng “Những câu chữ này đã biến hóa xoay sở để trở thành một hỗn hợp thuốc nổ cho Snickers”. Kết hợp với điều đó là sự am hiểu người tiêu dùng của thương hiệu, đã đem lại kết quả trong một chiến dịch mà ở đó, nó hướng tới “Sản phẩm đúng, tiếp cận đúng khán giả mục tiêu, và kế đến là một thông điệp hiệu quả”.

 

Intel đứng thứ năm trong danh sách với chiến dịch Ngôi Sao Nhạc Rock của mình - “Our Rock Stars Aren’t Like Your Rock Stars”. Quảng cáo này phác họa chân dung của những nhà phát triển và lập trình phần mềm của Intel (như Ajay Bhatt, nhà phát minh ra USB) như những “Ngôi sao nhạc rock” xuất hiện trên nền quảng cáo với kỹ thuật chuyển động quay chậm.
Apple và Microsoft chiếm vị trí thứ 3 và thứ 8 tương ứng trong danh sách này, đã phản ánh một nghiên cứu mới đây - cũng của Zeta Interactive, cho rằng công nghệ là lĩnh vực có các thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2009.
Những quảng cáo thương mại của giải Super Bowl vẫn nằm trong số các quảng cáo phổ biến nhất, với dấu hiệu giữ nguyên phong độ (“staying power”) của họ   - DiGuido cho biết. Trong khi mẫu quảng cáo hướng đến người tiêu dùng cho bánh snack Doritos của Frito-Lay, đã dành chiến thắng trong bảng  xếp hạng giải Super Bowl của báo USA Today trong năm này, thì 10 tháng sau, chỉ một trong số những mẫu quảng cáo thương mại trên (“David Abernathy” của Cars.com) lọt vào top 10 danh sách những chiến dịch quảng cáo thú vị nhất (Chiếm vị trí thứ 2).

Tổng kết lại, những chiến dịch quảng cáo năm 2009 thuộc ngành công nghiệp ôtô, công nghệ, bia và bánh kẹo đều được tiến hành tốt đẹp.  Nhưng trong một bức tranh chung, liệu các thương hiệu có thực sự am hiểu thông tin cốt yếu của người tiêu dùng mới.. những người mà có hơn cả sự sẵn sàng để loan truyền tin đồn về sản phẩm với người khác.

 

DiGuido còn bổ sung rằng: “Chúng ta thấy rất nhiều nỗ lực công khai của các thương hiệu để đối thoại với người tiêu dùng mới, với những khái niệm, thông điệp và tư duy sáng tạo mang tính thúc đẩy sự hài hước và mở rộng sự ưa thích của khách hàng với những chủ đề thông điệp của mình. Những kẻ phải ra đi là các thương hiệu tĩnh lặng và buồn chán.”

 

Theo Vietnam Branding

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 1:

"Điểm chính cần chú ý là điểm mạnh của người giữ vị trí dẫn đầu thị trường"

User Menu