Thất bại thường bị xem là những lỗ hổng trong tư duy, kiến thức, và đôi khi cả nhân cách của một cá nhân. Bạn phải bỏ ngay quan điểm đó là lời khuyên của chuyên gia phát triển Brian Tracy.
Brian Tracy là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Brian Tracy International, một công ty chuyên đào tạo và phát triển cho cá nhân và tổ chức. Ông là huấn luyện viên hàng đầu về các chủ đề lãnh đạo, bán hàng, phát triển bản thân, xây dựng mục tiêu, hoạch định chiến lược, sáng tạo và tâm lý. Trong suốt sự nghiệp 40 năm của mình, Brian đã tư vấn cho hơn 1.000 công ty và truyền cảm hứng cũng như hỗ trợ hơn 5.000.000 người trong 5.000 cuộc trò chuyện và hội thảo trên khắp Hoa Kỳ, Canada và 70 quốc gia khác trên toàn thế giới. Ông là tác giả của hơn 70 cuốn sách bán chạy nhất, trong đó có Eat That Frog (Ăn ngay con ếch đó)…
Làm cách nào để chấp nhận thất bại và dùng thất bại để đạt đến thành công? Dưới đây là những bí mật được Brian Tracy chia sẻ trên trang Entrepreneur:
Chúng ta đã luôn phải làm việc thật chăm chỉ để đạt mục đích cũng như để thành công. Nhưng liệu bạn đã từng để ý rằng việc nhận được sự thất bại thực chất lại là điều tốt hơn cho cả một chặng đường dài của mình không?
Brian Tracy là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Brian Tracy International.
Ralph Waldo Emerson cũng đã từng có suy nghĩ như vậy khi viết những dòng như sau: “Điều vinh quang nhất để sống sót giữa những giả dối không phải là không bao giờ biết thất bại, mà là phải biết đứng lên sau những lần vấp ngã đó”. Nói cách khác, thất bại chỉ là thời điểm khi chúng ta chưa đạt được thành công mà thôi. Nếu không có những thất bại ấy thì những phát minh tuyệt vời nhất của con người đã không xuất hiện và tồn tại cho tới ngày hôm nay.
Hãy để thất bại dẫn dắt bạn đạt đến thành công ở một cột mốc xa hơn so những gì bạn tưởng tượng. Chấp nhận thất bại là điều rất quan trọng, bởi nó tiếp cho ta thêm sức mạnh và sự dũng cảm để đào sâu, tìm hiểu về bản thân cũng như về những gì đã làm nên con người mình. Bên cạnh đó, bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ.
Nếu không có thất bại, chúng ta sẽ tiếp tục đi mà không hình dung được sự rộng lớn của bức tranh phía trước. Điều đó rất quan trọng để đạt được thành công thật sự.
Người ta từng nói rằng, thất bại chính là người thầy vĩ đại nhất mọi thời đại. Nó cho phép chúng ta nhìn thế giới và vấn đề bằng cách thức hoàn toàn mới, nó cũng cho phép bạn bước ra khỏi những gì bạn biết hoặc chỉ có thể biết, để đi tìm những lời giải đáp mà người khác sợ phải trả lời.
Thất bại dạy chúng ta làm sao để trở nên mạnh mẽ và làm sao để tin tưởng trực giác của mình. Nó thậm chí còn chỉ cho chúng ta những nơi tốt nhất không nên đặt chân đến trên hành trình của cuộc đời.
Chúng ta có xu hướng chỉ bám víu vào một giải pháp hay một vấn đề duy nhất, mà quên mất rằng ngoài kia còn cả hơn 100 hay 1.000 cách khác để tới được cùng đích đến đó. Khi lỡ đi sai hướng, chúng ta thường hoặc bỏ cuộc hoặc cố tình “quên” là mình đã sai và tiếp tục đi. Điều đó sẽ không mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.
“Tôi không hề thất bại 1.000 lần, mà những chiếc bóng đèn điện được phát minh qua 1.000 bước.”
Thomas Edison từng mất đến hơn 1.000 lần thử đi thử lại mới chế tạo thành công bóng đèn điện. Khi được hỏi cảm giác thất bại 1.000 lần như thế nào, nhà khoa học đáp đơn giản: “Tôi không hề thất bại 1.000 lần, mà những chiếc bóng đèn điện được phát minh qua 1.000 bước”.
Nếu bạn luôn thành công, bạn sẽ không bao giờ biết được cảm giác vui sướng khi biết làm cách nào để vượt qua trở ngại nó như thế nào. Thất bại tạo cơ hội cho bạn học hỏi từ những sai lầm của mình và nhận ra cách để cải thiện chúng trong tương lai.
* Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp