Những chặng đường trong mùa COVID-19 vừa qua đã để lại rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, theo khảo sát của Kantar Insight Việt Nam, 60% người tiêu dùng được hỏi vẫn mong chờ Tết.

Tại thời điểm này, chúng ta mới thực sự bắt đầu cuộc sống với trạng thái “bình thường mới”, dù cho nỗi lo COVID-19 vẫn còn đó, nhưng xã hội, doanh nghiệp, gia đình và cá nhân, đã nhìn nhận và ứng xử một cách bình tĩnh hơn.

Mùa Tết là mùa lễ hội quan trọng bậc nhất của các thương hiệu, mùa của truyền thông và tiếp thị toàn diện, tổng lực. Với hiện trạng kinh tế – xã hội như trên, các thương hiệu nên “ứng xử” thế nào với Tết 2021, để vẫn đem lại những chiến dịch thắp sáng ý nghĩa của Tết? Vẫn mang đến yếu tố cốt lõi: suthưm vầy và hy vọng? Dưới đây là 6 điều gợi ý đáng lưu tâm cho các chiến dịch mùa Tết năm nay.

Một là: Ưu đãi nhỏ hơn nhưng sáng tạo hơn

Chương trình khuyến mãi, các hình thức quà tặng được xem như một thị trường lớn, chiếm khoảng 30% giá trị tiêu dùng mùa Tết mỗi năm, và năm nay vẫn được kỳ vọng chiếm khoảng 26%. Nhưng với túi tiền có phần ít hơn của người tiêu dùng, thương hiệu có thể cân nhắc thực hiện những ưu đãi có giá trị nhỏ hơn, phù hợp túi tiền người tiêu dùng, nhưng lại có hình thức hấp dẫn sáng tạo hơn. Điều này vừa thể hiện tính sáng tạo của thương hiệu, vừa thể hiện sự nhạy cảm, quan tâm và nhất là đem đến hình thức kích cầu thực tế nhất. Trong khủng hoảng vừa qua, không ít người tiêu dùng đặt bài toán kinh tế lên hàng đầu.

Thương hiệu hãy đầu tư vào câu chuyện (câu chuyện sản phẩm, câu chuyện truyền thông...) và bao bì, để tạo cho người tiêu dùng một trải nghiệm ý nghĩa hơn, sáng tạo hơn, và đặc biệt bắt mắt hơn khi trưng bày. Một ví dụ thực tế từ mùa Trung Thu vừa qua, đó là The Coffee House đã tạo ra hình ảnh câu chuyện và bao bì bắt mắt, sáng tạo. Thông qua đó, doanh số của dòng bánh Trung Thu vượt hơn cả kỳ vọng và bán hết hàng 1 tháng trước thung thu.

F9

Hai là, đón nhận việc “ở nhà” ngày tết một cách tích cực và có ý nghĩa

Cũng theo khảo sát của Kantar Insight trong mùa Tết 2021, lo lắng lớn nhất của người tiêu dùng là không được về đoàn tụ được với gia đình (56% người lo lắng vì “không được về nhà” ngày Tết). Nỗi lo này lớn hơn cả nỗi lo về việc không có thời gian hưởng thụ/ cho bản thân, hoặc ngoại hình không tươm tất, hoặc bị hỏi các câu hỏi khó... Điều này thể hiện rõ rệt trong mùa Tết, mùa của đoàn viên, nhất là trong bối cảnh giãn cách xã hội đã qua và tình hình đi lại giữa các nước vẫn là điều chưa thể biết trước. Rất nhiều gia đình xa cách vì nhiều lý do trong suốt một năm hay nhiều năm liền, chưa kể đến những gia đình ở ngoài nước, không thể hồi hương mùa Tết.

Có thể, Tết 2021 là chuỗi ngày nghỉ kéo dài tại nhà. Vì lý do kinh tế, những lựa chọn du lịch ít hơn, nỗi lo COVID-19 vẫn còn đó, thói quen chúng ta đã thay đổi... Vậy thương hiệu có thể làm gì để giúp người tiêu dùng vượt qua nỗi lo này và đón Tết vui rộn rã mặc dù “bị ở nhà” và “không được về nhà”. Chưa năm nào chúng ta ở nhà nhiều đến thế và điều này có thể tạo ra những xung đột hay những sự căng thẳng chưa từng có trước đây, khi mà không gian sống của con người và các hoạt động vui chơi bị giảm sút đi và thu hẹp lại.

Thương hiệu có thể giúp người tiêu dùng đón nhận và khơi nguồn sáng tạo, lan toả thông điệp tích cực và đem đến những hoạt động giải trí, tương tác với bối cảnh không gian là nhà.

F10

Ba là, thích ứng với những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng

Chính do giãn cách xã hội và những thay đổi về kinh tế – xã hội, người tiêu dùng đã thích ứng với việc sống trong tinh thần phòng dịch, chống dịch, và tạo nên rất nhiều hành vi mới như:

- Chuyển từ tụ tập thăm viếng gia đình sang gọi điện thoại hỏi thăm

- Mua bán online và giao hàng trực tiếp

- Mọi hoạt động giải trí đều gói gọn tại nhà...

Do đó, mùa Tết này, thương hiệu cần chú trọng thiết kế các trải nghiệm tương tác với người tiêu dùng sao cho phù hợp với các hành vi mới kia. Một trong những ví dụ cụ thể nhất là truyền thống lì xì, hoạt động không thể thiếu ngày Tết, giờ cũng sẽ được chuyển sang chuyển tiền trực tuyến, với các yếu tố tươi vui phụ trợ như thiệp hoặc các nhân vật dễ thương. Những hành vi mới này có thể có sự biến tấu trong mùa Tết, điều này đòi hỏi các hoạt động khuyến mãi, bán hàng, marketing tương tác với người tiêu dùng cần phải thích nghi trong mùa Tết 2021 và thương hiệu cần chú tâm theo dõi để “bắt trend”.

F11

Bốn là, truyền thông và quảng cáo với yếu tố giải trí và hài hước thôi thì chưa đủ

Vào ngày Tết, phần lớn các hoạt động và nội dung có tính giải trí cao đều được đón nhận tốt. Tuy nhiên 43% người được hỏi cho rằng “hài hước và giải trí chưa đủ”, họ cần sự sẻ chia và đồng cảm hơn. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và những thiên tai, biến đổi khí hậu đang đe doạ đến sự bình yên của xã hội. Ngày Tết được xem như một khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt để làm lành lánh dữ, gieo mầm lộc an lành, khởi đầu cho cả năm may mắn. Ngày Tết còn là ngày chuyện cũ bỏ qua, thương nhau chín bỏ làm mười, là mùa tươi vui. Trong không khí và tinh thần ấy, việc sẻ chia sâu sắc, chạm đến tâm can của người tiêu dùng sẽ là điểm cộng xuất sắc, bên cạnh các yếu tố giải trí và hài hước.

F12

Năm là, có thể tiếp cận tết 2021 từ góc độ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Với tất cả bối cảnh mùa Tết nêu trên, sẽ là một điêu tuyệt vời nếu thương hiệu đáp ứng được kỳ vọng cao hơn của người tiêu dùng. Đó là việc không chỉ nói điều hay mà còn có những hành động thiết thực, tạo ra những thay đổi tích cực, đối mặt và đem lại giải pháp với những tình huống không thuận lợi, cung cấp thông tin hữu ích và thực tế. Hay nói từ góc độ chiến lược thương hiệu, người tiêu dùng kỳ vọng thương hiệu phải làm/ hành động trên những điều thương hiệu tin tưởng và truyền thông. Một chiến dịch CSR mùa Tết 2021 có thể là một hoạt động hiệu quả để đem lại lợi ích chân thành nhất với người tiêu dùng và cho cộng đồng. Hoạt động đó tự thân đã là “nguyên liệu truyền thông” tốt nhất.

F13

Cuối cùng, đừng quên chăm sóc tinh thần nội bộ

Mùa Tết là mùa sum vầy, hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu ngoài “gia đình người tiêu dùng” còn có một “đại gia đình nội bộ” mà tất cả những thành viên trong đó cũng đáng được trân trọng và chăm sóc. Trong COVID-19, không chỉ “người tiêu dùng” bị tổn thương, gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực, mà mỗi nhân viên trong công ty đều không ngoại lệ. Vì thế, họ cũng cần được được động viên, truyền cảm hứng và chia sẻ. Khi đó, họ mới có thể an tâm chiến đấu cho mục tiêu chung của thương hiệu và tạo ra những thay đổi tích cực, để đem lại tăng trưởng và tình yêu thương hiệu từ người tiêu dùng, xã hội và sự bền vững trong tương lai.

F14

Chúc các thương hiệu có một mùa Tết an lành, đầy niềm vui và cảm hứng tích cực. Chúc cho chúng ta có được những chiến dịch truyền thông nhân bản và đem về tăng trưởng bền vững.

The Purpose Group

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Vấn đề cơ bản trong marketing là tạo ra một chủng lọai mà bạn có thể trở thành nguời tiên phong"

User Menu