Nền tảng mạng xã hội thực sự đã thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng với sản phẩm/dịch vụ cũng như thương hiệu. Quá trình khám phá sản phẩm và thương hiệu cũng thay đổi theo. Điều này đòi hỏi DN cần có những chiến lược tiếp cận mới.

Vào năm 2022, có 4.62 tỷ người dùng mạng xã hội, chiếm khoảng 58.4% dân số thế giới. Số lượng người dùng khổng lồ này chắc hẳn sẽ có cả đối tượng mục tiêu nhiều doanh nghiệp đang hướng đến.

Nền tảng mạng xã hội thực sự đã thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng với sản phẩm/dịch vụ cũng như thương hiệu. Quá trình khám phá sản phẩm và thương hiệu cũng thay đổi theo. Điều này đòi hỏi DN cần có những chiến lược tiếp cận mới.

Social selling

Social selling là chiến lược sử dụng mạng xã hội làm kênh bán hàng. Mục tiêu là tìm kiếm người mua gần giống với chân dung khách hàng của doanh nghiệp và biến họ thành những khách hàng tiềm năng.

Đó là cả một quá trình nghiên cứu, chọn lọc, và tương tác với những khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội.

Và rồi lằn ranh giữa cửa hàng online và mạng xã hội ngày càng trở nên mờ nhạt. Doanh nghiệp cần chú trọng gia tăng mức độ hiện diện trên mạng xã hội, và tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để thu hẹp khoảng cách với khách hàng.

Tăng độ hiện diện trên mạng xã hội

Mạng xã hội mang lại cho thương hiệu cơ hội được một cộng đồng người dùng biết đến. Nhờ đó, độ nhận diện của thương hiệu sẽ tăng lên, đồng thời danh tiếng thương hiệu cũng được cải thiện đáng kể. Đây là cơ hội để giới thiệu sản phẩm và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Và nếu doanh nghiệp triển khai nội dung vào đúng thời điểm, đúng kênh, với giọng điệu phù hợp, thì khả năng thu hút khách hàng chất lượng càng cao.

Rút ngắn khoảng cách với khách hàng

Mạng xã hội là cầu nối giúp thương hiệu gắn kết với người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể trò chuyện trực tiếp, giải đáp thắc mắc, gửi lời cảm ơn, hoặc cập nhật tin tức… cho người dùng.

Bên cạnh đó, nhờ những phản hồi của khách hàng trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình. Mạng xã hội sẽ là một công cụ đắc lực giúp thương hiệu giám sát đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu dùng trong ngành hàng.

Mạng xã hội còn giúp doanh nghiệp tiếp cận tới cộng đồng – những người có thể giúp đạt được kỳ vọng về doanh số, phản hồi… Và đặc biệt là họ đóng vai những “đại sứ” quảng bá cho thương hiệu.

Guideline: Kinh doanh trên mạng xã hội sao cho hiệu quả

Dưới đây, ông Thibault Herpin - Head of Content tại e-Commerce Nation gợi ý về người dùng mục tiêu, mục tiêu triển khai, thời gian hoạt động lý tưởng, công cụ, và lưu ý khi kinh doanh trên các mạng xã hội phổ biến ngày nay.

Facebook

Gần đây, Facebook có một cuộc “lột xác” khi đổi tên thành Meta – lấy cảm hứng từ metaverse. Đây là nền tảng có thể giúp những doanh nghiệp, chủ yếu là B2C, đưa sản phẩm và dịch vụ của họ đến từng người tiêu dùng.

Tới nay, nền tảng này đã có 2.912 tỷ người dùng online hàng tháng (cập nhật hồi tháng 1/2022). Con số này có thể là do yêu cầu liên kết giữa các ứng dụng khác nhau của Meta gồm Instagram, WhatsApp, và Messenger.

Đối tượng sử dụng Facebook nhiều nhất là nam giới ở độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi, với 18.4%. Nhìn chung, tỷ lệ người dùng nữ là 43.7%, còn nam chiếm 53.3%.

Instagram

Instagram được thành lập vào năm 2010 và được Facebook mua lại vào năm 2012. Mạng xã hội phổ biến trong giới trẻ với đặc trưng tập trung vào hình ảnh và video. Đến tháng 01/2022, nền tảng có 1.478 tỷ người dùng online hàng tháng. Mỗi ngày, Instagram có đến 500 triệu người dùng truy cập.

Youtube

Độ phổ biến của YouTube ngày càng tăng kể từ khi được Google mua lại. Bên cạnh đó, nhà sáng tạo nội dung góp phần thu hút nhiều người dùng hơn thông qua đa dạng thể loại video. Website YouTube có lượt truy cập đứng thứ 2 thế giới sau Google. Nền tảng có 2,562 tỷ người dùng truy cập mỗi tháng, và 122 triệu người dùng mỗi ngày (tính đến tháng 1/2022).

TikTok

TikTok là nền tảng mạng xã hội tạo ra cơn sốt trong những năm gần đây. Mặc những nền tảng dẫn đầu khác, TikTok vẫn có thể gây bão khắp thế giới và chủ yếu nhắm vào đối tượng người trẻ. Tháng 01/2022 đánh dấu cột mốc TikTok chính thức đạt 1 tỷ người dùng truy cập hàng tháng.


LinkdedIn

LinkedIn là một trong những nền tảng mạng xã hội “đời đầu”, xuất hiện vào đầu những năm 2000. LinkedIn tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chuyên nghiệp. Vào tháng 01/2022, LinkendIn đã thu về 808.4 triệu người dùng truy cập hàng tháng, và 40% người dùng này truy cập LinkedIn mỗi ngày.

Twitter

Twitter là nền tảng mạng xã hội chuyên về viết blog “quy mô nhỏ” khi các bài đăng giới hạn 280 ký tự. Tháng 01/2022, nền tảng đã có 436.4 triệu người dùng truy cập hàng tháng, với 260 triệu lượt đăng nhập mỗi ngày.

Pinterest

Pinterest được thành lập vào năm 2009 và chính thức ra mắt vào năm 2010, là nền tảng chuyên về Visual Content. Đến tháng 1/2022, Pinterest ghi nhận 433 triệu người dùng truy cập hàng tháng.


Snapchat

Snapchat là mạng xã hội được thiết kế dành riêng cho thiết bị di động. Đó là lý do Snapchat tập trung nhắm vào nhóm người dùng trẻ có xu hướng dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh. Tháng 01/2022, nền tảng này đã thu hút 557.1 triệu người dùng online hàng tháng, với 319 triệu lượt truy cập mỗi ngày.

Twitch

Là một trong những nền tảng đầu tiên phát triển concept live streaming, Twitch thu hút sự chú ý của nhiều “gã khổng lồ” công nghệ. Năm 2014, Twitch về về chung nhà với Amazon. Đến 01/2022, Twitch ghi nhận 140 triệu người dùng online mỗi tháng, và 31 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày.

*Nguồn: e-Commerce Nation

Thomas A. Edison

"Thiên tài là một phần trăm cảm hứng cộng với chín mươi chính phần trăm mồ hôi."

User Menu