Từ góc nhìn của nhiều chuyên gia, COVID-19 chính là "cú hích" để Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số. Trong đó, siêu ứng dụng đang chứng minh vai trò của một mắt xích quan trọng với nhiều giải pháp đột phá cùng những giá trị mới trên nhiều khía cạnh.

Từ những khởi sắc của bức tranh "số hoá"

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu, đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong một số ngành như tài chính, giao thông vận tải… Báo cáo của Google, Temasek cùng đối tác Bain & Company năm 2020 cũng chỉ ra rằng, nền kinh tế số Việt Nam hiện đang dẫn đầu khu vực với tốc độ tăng trưởng đạt 16%, từ 12 tỷ USD năm 2019 lên 14 tỷ USD trong năm 2020 và được dự báo đạt 52 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, Việt Nam cũng sở hữu hơn 70% người dân sử dụng Internet, điện thoại thông minh cùng cộng đồng doanh nghiệp sở hữu tiềm lực công nghệ, đây chính là những yếu tố hết sức thuận lợi, tạo tiền đề để Việt Nam ghi dấu trên lộ trình chuyển đổi số của khu vực.

Mặt khác, dịch Covid-19 đã tạo đà cho hành vi tiêu dùng và bán hàng dịch chuyển mạnh mẽ từ offline sang online. Giao dịch tại các trang thương mại điện tử tăng nhanh, các siêu thị cũng đồng loạt cung cấp dịch vụ giao hàng online, từ đó, cán cân cạnh tranh trong kinh doanh được nhỉnh hơn về phía những cái tên có nền tảng công nghệ vững chắc, chịu chi và chịu thử để đưa ra các dịch vụ thức thời cho xã hội.

Điển hình, những doanh nghiệp công nghệ trụ cột như VNPT bắt đầu cho ra mắt các giải pháp phục vụ việc học, họp hay tư vấn sức khỏe từ xa... Hay để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh, gọn, tiện, an toàn cho người dùng tại thời điểm giãn cách xã hội, từ tháng 3/2020, siêu ứng dụng Grab ra mắt dịch vụ GrabMart (đi chợ hộ) và GrabAssistant (mua hộ hàng hóa). Không chỉ "hồi đáp" kịp thời trước những nhu cầu mới của khách hàng, những nỗ lực cải tiến của các doanh nghiệp còn góp phần dịch chuyển và cấu thành nhiều hành vi số từ phía người dùng. Từ đó, tiềm năng kinh tế số của đất nước càng được khai phá mạnh mẽ.

Đến cuộc cách mạng chuyển đổi số toàn quốc

Một trong những chiến lược quan trọng khi thúc đẩy chuyển đổi số là để mọi địa phương trở thành một thành tố trong nền kinh tế số, chứ không chỉ tập trung ở các đô thị lớn. Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã công bố chương trình "Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025". Theo đó, đến năm 2025, tối thiểu sẽ có 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số.

Một cách tương hỗ từ góc độ doanh nghiệp, việc mở rộng dịch vụ đến các vùng miền sẽ giúp việc chuyển đổi số diễn ra toàn diện hơn. Ở khía cạnh này, một mắt xích quan trọng không thể bỏ qua chính là sức tiên phong của các siêu ứng dụng. Lấy ví dụ từ Grab, trong gần 7 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, siêu kỳ lân startup này đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động và hệ sinh thái đa dịch vụ. Tính đến nay, Grab đã triển khai dịch vụ tại hơn 40 tỉnh thành. Dịch vụ GrabCar cũng không ngừng được mở rộng đến thêm nhiều tỉnh thành ngay sau khi Nghị định 10 chính thức có hiệu lực. TP. Phú Quốc (Kiên Giang) là địa phương mới nhất và ngoài đất liền đầu tiên mà Grab triển khai dịch vụ này.

P1

Dịch vụ GrabCar tại Phú Quốc mang tới lựa chọn di chuyển mới cho khách du lịch và người dân địa phương

Đây không đơn thuần là chuyện người dân ở các địa phương được đáp ứng nhu cầu và hưởng lợi ích từ một trong những sản phẩm tất yếu của nền kinh tế số. Việc siêu ứng dụng và các tiện ích này đang dần đi vào đời sống kinh tế xã hội sẽ tạo tiền đề cho những bước số hóa tiếp theo, bắt đầu với sự kiến tạo và dịch chuyển hành vi tiêu dùng số từ người dân Việt Nam. Từ đó, việc chuyển đổi số sẽ diễn ra sâu rộng và toàn diện hơn trên toàn quốc.

Ngoài dịch vụ di chuyển, dịch vụ giao đồ ăn, giao hàng, thanh toán không tiền mặt của Grab cũng đang phủ rộng đến nhiều vùng miền với mục tiêu đưa các dịch vụ tiếp cận tới mọi người dân Việt Nam. Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành của Grab tại Việt Nam từng chia sẻ: "Tôi mong đợi được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ và đối tác kinh doanh để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tốt hơn cũng như góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế số."

P2

Chuyển đổi số trở nên toàn diện hơn với sự góp mặt của siêu ứng dụng

Vừa đóng vai trò cung cấp sản phẩm của sự chuyển đổi số, vừa hỗ trợ chính người dùng, đối tác thực hiện việc chuyển đổi số dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ trên nền tảng, đặc biệt tại các địa phương vốn không có thế mạnh về công nghệ, các siêu ứng dụng đang từng bước phát huy vai trò của mình trong công cuộc chuyển đổi số một cách công bằng và toàn diện hơn.

Theo Nhịp sống kinh tế

Norman MacEwan

"Có người không bao giờ thất bại, vì anh ta không bao giờ chịu thử làm điều gì."

User Menu