Một bức ảnh có giá trị hơn ngàn câu chữ: Trong một khoảnh khắc, những bức hình có thể truyền tải tới não chúng ta một lượng thông tin rất lớn.

Nên không có gì ngạc nhiên khi có khoảng 25 triệu doanh nghiệp đang sử dụng Instagram như một platform quyền lực để kết nối với khách hàng.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Microsoft, khoảng chú ý của con người hiện đại là 8 giây, thậm chí còn thấp hơn cả loài cá vàng (9 giây). Điều này cùng với lượng thông tin hình ảnh khổng lồ trên Instagram đặt ra những thách thức cho các thương hiệu khi tiếp cận khách hàng trên platform này.

Tác giả Molly St.Louis của Adweek đã phân tích các chiến dịch thành công trên Instagram và chỉ ra 3 điểm tạo nên sự hiệu quả của các chiến dịch đó.

Yếu tố cơ bản nhất không thể thiếu: Hình ảnh ấn tượng

Instagram là một platform chia sẻ hình ảnh, vì vậy hình ảnh ấn tượng là yếu tố cần được thỏa mãn đầu tiên.

JJ1Theo Molly, một trong những lỗi sai lớn nhất bạn có thể mắc phải trên Instagram là chụp những bức ảnh không có gì đáng chú ý. Giống như những tấm hình selfie của một vài người bạn của chúng ta: luôn một kiểu biểu cảm và sự khác biệt duy nhất giữa các tấm hình là quần áo của họ.

Trong việc đăng hình của thương hiệu lên Instagram, đừng như người bạn đó.

Tác giả Molly đã hỏi những influencer hàng đầu và được xác nhận rằng những tấm ảnh tuyệt đẹp là rất quan trọng. Ví dụ, chất lượng tuyệt vời, màu sắc sống động, góc quay lạ sẽ giúp bức ảnh gợi cảm xúc cho người xem. Mà gợi cảm xúc thì hiển nhiên là sẽ tăng khả năng tương tác.

Nội dung trên Instagram nhưng không chỉ tạo tương tác trên Instagram

Mà hãy liên hệ với đời sống của người mua hàng. Dù bạn có đang bán gì, xe hơi, quần áo, hoặc đồ công nghệ, bạn cũng cần kể một câu chuyện để khách hàng nhận ra vai trò của sản phẩm trong đời sống của họ.

Nếu bạn đang bán một chiếc váy lộng lẫy, bạn nên hướng đến những phản hồi kiểu như: "Tôi muốn mặc chiếc váy này đến buổi tiệc cuối năm của công ty." Và nếu như bạn nhạy bén, bạn sẽ tạo nên một bức ảnh thực sự khiến người xem liên tưởng rằng: "Ồ, mình muốn mặc chiếc váy này đến buổi tiệc lần này".

JJ2Molly đưa ra ví dụ thành công của Subway với chiến dịch #SubYAY diễn ra vào mùa hè 2017. Khi ấy mục tiêu của chuỗi cửa hàng này là làm tái sinh sức sống thương hiệu trên mạng xã hội bằng cách nhắm vào thế hệ thiên niên kỷ và thế hệ Z. Để đạt được điều này, họ đã tạo nên một chiến dịch xoay quanh các festival âm nhạc, một mối quan tâm lớn của đối tượng mục tiêu.

Subway đã tạo nên những căn phòng màu xanh tại 5 lễ hội âm nhạc trên khắp nước Mỹ: The Hangout, Governors Ball, Bonnaroo, Firefly và Outside Lands. Những hình ảnh đầy thu hút được đăng tải lên Instagram, thể hiện trọn ven tinh thần cốt lõi #SubYAY tại mỗi sự kiện. Xuất hiện trong các bức hình đó là những bạn trẻ millennial và thế hệ Z, như một cách để Subway kết nối với khách hàng mục tiêu. Nhãn hàng còn tạo nên những nội dung Instagram Stories để những người theo dõi có thể tận hưởng không khí của chiến dịch khi #SunYAY diễn ra.

Kết quả thì sao? Subway đã tiếp cận được tổng cộng 388 triệu người thuộc đối tượng mục tiêu, nhận được 1765,8 nghìn tương tác và tăng cảm xúc tích cực về thương hiệu lên 13%, chưa kể là hãng đã có thêm 62 nghìn người theo dõi trên Instagram.

Những nội dung táo bạo tăng tương tác, dựa trên những thủ thuật mới nhất của Instagram

Nhắc lại chuyện khoảng chú ý thấp hơn cả cá vàng của con người hiện nay, trong khoảng thời gian 8 giây ngắn ngủi đó, nội dung của các thương hiệu không những thu hút được sự chú ý mà còn phải khiến người xem tương tác. Việc tương tác tạo nên khách hàng trung thành, cho nên bạn biết tầm quan trọng là như thế nào rồi đấy!

JJ3Tác giả bài viết dẫn lời Kay Hsu – người đứng đầu Instagram toàn cầu tại Facebook Creative Shop: "Ngày càng có nhiều những sáng tạo táo bạo từ các thương hiệu với chức năng Stories, như tạo polling (bình chọn), stickers, các công cụ vẽ và thậm chí là super zoom để gia tăng tương tác và thêm chiều sâu vào nội dung."

Kết

Instagram có thể là chỉ một platform hình ảnh, nhưng để thực sự thành công trên platform này với vai trò là một doanh nghiệp, bạn cần phải đầu tư nhiều "chất xám" vào việc tạo nội dung. Molly dẫn ra một ví dụ: Nếu hỏi bất cứ một giáo viên giỏi nào và họ sẽ nói với bạn rằng luôn có 3 kiểu học sinh trong lớp học, mỗi kiểu sẽ quan tâm vào một yếu tố riêng. Và người dùng Instagram cũng vậy, bạn không thể khiến tất cả họ tương tác với nội dung thương hiệu thông qua hình ảnh ấn tượng.

Nếu bạn muốn gắn chặt nội dung của bạn vào tâm trí khách hàng mục tiêu, hãy lưu tâm đến cả ba lời khuyên. Không quan trọng là bạn đang bán cái gì, hãy luôn nhớ ba điểm quan trọng: hình ảnh ấn tượng, nói chuyện một cách "sâu sắc" với đối tượng mục tiêu và sử dụng những thủ thuật sáng tạo, đột phá.

* Nguồn: Trí thức trẻ

Pin It
Walter Landor

"Sản phẩm được làm ra trong nhà máy, nhưng thương hiệu thì được tạo ra trong tâm trí"

User Menu