Một ý tưởng hay sử dụng cho các bảo tàng để thu hút học sinh, sinh viên, người nước ngoài, người dân... quan tâm và viếng thăm nhiều hơn các khu bảo tàng, triển lãm, chứng tích lịch sử... Cùng tìm hiểu ý tưởng thú vị này qua bài viết của một chuyên gia truyền thông.

truyền thông, lịch sử, facebook

"Người đã khuất sống lại một lần nữa qua facebook, tại sao không?

Một ngày nào đó bạn nhìn thấy trên danh sách gợi ý kết bạn của mình xuất hiện cái lên Léon Vivien. Lơ đãng click vào mục thông tin và chợt giật nảy mình khi nhìn thấy mục ngày sinh của người đó ghi: 10 september 1885. 1885? Vâng đó là năm 1885! Bạn tiếp tục click vào Trang cá nhân của người đó và thấy dòng chữ:

"Đã sáu tháng kể từ ngày Léon ngã xuống. Giữa bạn và anh ấy đã có những mối liên hệ vô hình nào đó được dệt bằng những hình ảnh và ngôn từ. Những mối liên hệ mạnh đến mức hàng nghìn người trong số các bạn đã vỗ tay chào mừng khi con anh ấy ra đời hay nhỏ lệ ngày anh ấy ra đi. Cái đã cướp đi sinh mạng của anh ấy vào một ngày tháng năm u ám đã cho thấy một viên đạn, cách chúng ta cả trăm năm, vẫn có thể làm ngay cả bạn đau đớn đến vậy."

"Léon đã ra đi. Với bạn cũng như với chúng tôi, đây là một bi kịch. Chúng ta nhận ra rằng: hôm nay, Madeleine không phải là người duy nhất đang khóc, bé Aimé không phải là kẻ mồ côi duy nhất; bởi đã có hàng chục nghìn người trong các bạn đã "yêu" Léon, hàng triệu người đã theo dõi cuộc sống hàng ngày của anh nơi chiến hào."

Và cứ thế, bạn trôi dần về các sự kiện của cuộc chiến lúc nào không biết. Đã có hàng triệu lượt theo dõi nhật kí nơi chiến trường của Léon Vivien, là giáo viên trước ngày khoác áo lính, hy sinh trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Bảo tàng chiến tranh tại Paris đã lập nên một account facebook cho "anh". Một tấm ảnh avatar, những dòng status, check in, trao đổi với những người comment hàng ngày, Léon đã dệt nên một mối liên hệ với người truy cập và thu hút người đến bảo tàng. Hàng triệu lượt truy cập, hàng chục nghìn người Like, thông tin và hình ảnh thay vì chỉ được trưng bày khô cứng trong tủ kính được làm mới mỗi ngày. Cuộc sống trong chiến hào, cuộc sống nơi hậu phương, chuyển biến tình cảm và tâm lý của người lính và gia đình, những cột mốc quan trọng. Người xem, người truy cập chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh của gia đình mình. Kí ức tập thể được hình thành xung quanh triển lãm vô cùng giá trị. Kết thúc triển lãm, người ta còn phát hành một cuốn sách ảnh mang tên "Léon Vivien, Người lính pháo binh và 60 000 fans trên mạng"

Hoàn toàn có thể tưởng tượng một chiến dịch tương tự theo một cách nào đó với nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc hay những sự kiện lịch sử. Ảnh tư liệu, phim tài liệu, thông tin, bài viết, cảm nhận, suy nghĩ đều có thể được hé lộ mỗi ngày tạo sự thân thiết với công chúng.

Lớp bụi thời gian trên các kho tư liệu hoàn toàn có thể được thổi bay bằng mạng xã hội nếu hệ thống bảo tàng Việt Nam bắt tay vào sử dụng nó một cách thông minh trước khi quá muộn.

Nguyễn Đình Thành

Đồng sáng lập ELITE PR SCHOOL"

Tham khảo thêm: http://lareclame.fr/54952+facebook+poilu

- ★ -

"Phía trên là ý tưởng truyền thông dành cho bảo tàng, triển lãm, vốn đang có dấu hiệu kém thu hút người xem dù được đầu tư rất lớn. Bên cạnh đó ý tưởng sử dụng mạng xã hội một cách sinh động thế này có thể áp dụng cho việc dạy học mà người giáo viên có thể sử dụng. Mạng xã hội có sức hấp dẫn rất lớn, và không thể nào cấm đoán hay tách học sinh, sinh viên ra khỏi sự hấp dẫn ấy. Thay vào đó nên tận dụng tối đa nó vì mục đích giáo dục, giáo viên có thể sử dụng facebook để dựng lại cuộc đời của các nhân vật lịch sử, những trận đánh lớn, những câu chuyện lịch sử sinh động thông qua mạng xã hội này. Hiện tại mạng xã hội đã tích hợp rất nhiều hình thức hiển thị nổi dung, không gò bó. Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên truyền tải hết thông điệp, nội dung bài học một cách dễ dàng mà vẫn hấp dẫn và thu hút học sinh, sinh viên. Ví dụ: Video, hình ảnh, theme, icon, ..."

Hoàng Tiễn/BrandsVN

Pin It
Popular Mechanics, 1949

"Máy tính trên ENIAC được trang bị 18,000 ống chân không và cân nặng 30 tấn, trong tương lai máy tính chỉ còn cần khỏang 1,000 ống chân không và có lẽ sẽ chỉ cân nặng khỏang từ 1/2 cho đến 1 tấn."

User Menu