Câu trả lời là không. Khác với những ngành công nghiệp khác, lĩnh vực thời trang sở hữu những đặc thù riêng mà không phải bất cứ xu thế nào cũng có thể áp đặt được.

Đối với các thương hiệu thời trang cao cấp, nhận thức digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) sẽ làm giảm độ sang trọng trong danh tiếng giờ đây đã không còn nữa, thay vào đó là tư tưởng thúc đẩy quảng cáo trên những phương tiện truyền thông xã hội hiện đại này.

Theo quan sát mới nhất, các thương hiệu thời trang nổi tiếng về sự kín đáo cũng đã bắt đầu để ý đến lĩnh vực thương mại điện tử, kỹ thuật số hay quảng cáo trực tuyến. Nỗi sợ hãi về quảng cáo trực tuyến làm hạ thấp giá trị thương hiệu đã dần biến mất trong quan điểm của các chuyên gia marketing.

vogue

Mọi thứ đang thay đổi, mặc dù khá chậm chạp: các nhãn hiệu thời trang hiện nay dành ngân sách để chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo tổng thể, bằng việc đẩy mạnh cho kỹ thuật số và cắt giảm chi phí in ấn, theo một nghiên cứu của MediaRadar.

Báo cáo cho thấy rằng có tới hơn 53% thương hiệu đã xây dựng những chiến dịch quảng cáo trực tuyến trong tháng 9 năm 2015, lớn hơn nhiều so với con số cùng thời kỳ năm ngoái. Trong khi đó, quảng cáo trên các ấn phẩm in trong ngành thời trang đã giảm xuống một chút, khoảng 2% trên 20 tạp chí thời trang.

Tuy nhiên, tại các tờ báo và chuyên trang làm đẹp hàng đầu thế giới, các thương hiệu vẫn không dễ dàng từ bỏ vị trí của mình. Chi phí để sở hữu một chỗ trên các tập san nổi tiếng thậm chí còn tăng lên 15%.

"Thực tế, việc quảng bá trên các ấn phẩm in không hề bị đánh giá thấp như mọi người vẫn lầm tưởng. Các thương hiệu dù đứng trước sức hút khó cưỡng của digital marketing nhưng vẫn thấu hiểu được ngành in quan trọng với tên tuổi của họ như thế nào.” bà Sophie Doran, tổng biên tập trang web Luxury Society Digital Luxury Group cho biết.

"Các thương hiệu sang trọng có thể cân nhắc và tính toán lại các hạng mục chi tiêu trong ngân sách chi cho quảng cáo của họ, có thể hướng đến những nền tảng mới hiệu quả hơn nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ ngành in ấn. Việc xuất hiện lộng lẫy trên các trang báo uy tín hàng đầu dường như là một thực tế mà các nhãn hàng không muốn rời xa.” - Doran nói thêm.

Bà Doran cho hay, thậm chí phần nhiều các thương hiệu thời trang có ý định cắt giảm quảng cáo in để thúc đẩy quảng bá kỹ thuật số đến từ các nhãn hàng phổ thông và bình dân. Đối với những thương hiệu xa xỉ, điều này vẫn chưa được chấp nhận một cách dễ dàng.

"Các thương hiệu cao cấp cần nhiều thời gian hơn, bản thân các khách hàng cũng tỏ ra không hài lòng khi nhận thấy hình ảnh Dior, Versace mà họ yêu quý tràn ngập trên Facebook, Instagram cùng với những tên tuổi kém lâu đời. Điều này dẫn đến việc một thương hiệu như Chanel vẫn tỏ ra ưa chuộng quảng cáo in ấn so với kỹ thuật số.”

Một trong số các nhà mốt nổi tiếng bớt bảo thủ hơn so với các thương hiệu khác trong vấn đề này là hãng thời trang đến từ Ý – Valentino. Nhãn hiệu này đã manh nha bước chân vào lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số vào năm 2014, khi cho đăng tải bộ sưu tập giày Valentino Garavani của mình trên trang web Wear nhằm quảng bá cho chiến dịch ra mắt.

vogue2

Hình ảnh bộ sưu tập Valentino trên các trang web

Trong năm 2015, Valentino đã phủ sóng hình ảnh tại hầu hết các phương tiện hay ấn phẩm truyền thông lớn trong ngành như toàn bộ nội dung trang và video trên Who What Wear, The Cut, Elle.com, Vogue.com và trang web di động của tờ Vogue ấn bản tại Anh. Mới đây nhất, các nhà bán lẻ cao cấp L'Inde le Palais cũng đã bắt đầu chạy các quảng cáo trực tuyến cho bộ sưu tập Camubutterfly của thương hiệu thời trang này

Tuy nhiên, cũng giống như các tên tuổi cùng đẳng cấp khác, Valentino vẫn rất coi trọng việc quảng bá danh tiếng trên các ấn phẩm in với con số 174 mục so với 169 vào năm 2014.

Khi ngắm nhìn những hình ảnh của bộ sưu tập trên các trang báo của Elle hay Vogue, khách hàng sẽ cảm nhận được sự khác biệt và có được dư âm sâu sắc, đó là các thương hiệu cao cấp muốn hướng tới và là lý do vì sao quảng cáo in ấn chưa bao giờ hết thời. Digital marketing, nhìn chung, chỉ mang lại tốc độ và sự lan truyền chứ không thể truyền tải được thông điệp hay thần thái của các nhà mốt thời trang.

Tuy vậy, đối với các thương hiệu còn non trẻ như H&M, GAP, Zara hay Mango, tiếp thị kỹ thuật số lại là bước đi sống còn trong các chiến lược marketing bởi hình thức mua sắm online mà họ phát triển ngay từ đầu.

Các nhãn hàng này không chỉ tập trung vào mảng thương mại điện tử mà còn sử dụng nền tảng này để quảng bá, nhằm giảm bớt chi phí. Có thông tin cho rằng, sắp tới các thương hiệu thời trang phổ thông sẽ phát triển các nền tảng ứng dụng tiện lợi hơn cho việc mua sắm, qua đó cắt giảm hẳn chi phí dành cho quảng cáo trên các ấn phẩm in.

Câu hỏi về việc quảng cáo trên các ấn phẩm in có sớm biến mất để nhường chỗ cho những chiến dịch kỹ thuật số vẫn chưa thể trả lời một cách rõ ràng. Với đặc thù về sản phẩm, tinh thần và cả tâm lý của khách hàng, các thương hiệu thời trang cao cấp không thể tập trung quá mức cho một cách thức hiện đại hơn mà bỏ qua những điều đã làm nên sức sống của họ suốt nhiều năm.

Có lẽ trong tương lai, việc cạnh tranh giữa các nhãn hàng để sở hữu một vị trí lợi thế trên các chuyên trang làm đẹp vẫn sẽ là xu hướng thống trị ngành thời trang, bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của tiếp thị kỹ thuật số.

Thư Anh

Theo Trí Thức Trẻ/Digiday

 

Pin It
Ted Levitt

"Sự khác biệt giữa sales và marketing nằm ở chỗ sales bán đi những gì mình có, trong khi marketing thì có những gì khách hàng cần"

User Menu