Ai cũng sẽ phạm phải sai lầm, điều này cũng đúng trong truyền thông XH. Hối tiếc những sai lầm sẽ chỉ khiến DN của bạn thất bại, và cứ mãi đắm chìm trong sự hối tiếc là điều bạn không bao giờ nên làm.

wrong1

Mọi người đều nói rằng: Ai cũng sẽ phạm phải sai lầm. Điều này cũng đúng trong truyền thông xã hội. Nhưng nếu ngay từ đầu ta cứ sợ rằng một kế hoạch truyền thông đã được chuẩn bị rất kỹ càng lại thất bại thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ dám thử. Đó mới là sai lầm lớn nhất.

Khi quảng bá một thương hiệu, bạn càng trói buộc bản thân trong truyền thông xã hội, hay trong bất cứ khía cạnh nào, thì bạn càng thấy khó khăn trong việc vượt ra khỏi những trói buộc đó.

Hối tiếc những sai lầm sẽ chỉ khiến doanh nghiệp của bạn thất bại, và cứ mãi đắm chìm trong sự hối tiếc là điều bạn không bao giờ nên làm.

Và dưới đây là những bài học hữu ích từ những sai lầm trong truyền thông xã hội mà có thể sẽ giúp ích cho bạn:

Thường thị bạn có thể tìm được thứ gì đó có ích trong đống đổ nát

Chương trình truyền thông xã hội gần đây của bạn có thể là một thảm họa, nhưng có lẽ vẫn còn chút hy vọng. Phải có thứ gì đó đáng để làm chứ. Bạn ít nhất phải tạo ra được chương trình nào đó có hiệu quả, trừ khi bạn tạo chương trình khi bạn mất tập trung hoặc trong một tâm thế chưa sẵn sàng. Hãy tìm ra thứ hữu ích.

Đối với mọi thương hiệu, phát động một chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội không bao giờ là dễ dàng. Một vài vấn để rất nhỏ có thể dễ khắc phục. Nhưng có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng có thể khiến bạn mất ăn, mất ngủ. Hãy đánh giá chiến dịch của bạn và kết quả đạt được để xác định những phần không quá tệ để tái sử dụng trong tương lai nhằm thu về kết quả khả quan hơn.

Trong lĩnh vực marketing trực tuyến, có thể bạn không đạt được kết quả khả quan như mong đợi, nhưng ít nhất bạn chắc chắn gặt hái được một số kết quả nhất định.

Chế ngự nỗi sợ thất bại

Bạn càng chủ động bao nhiêu, thì bạn càng trang bị cho mình nhiều hơn để nhanh chóng vượt qua thất bại. Khi triển khai chiến dịch, bạn cần phải xông xáo với những ý tưởng để có thể thử nghiệm nhiều thứ cùng một lúc và thử nghiệm với độ chắc chắn cao hơn bởi nếu có đi vào ngõ cụt, bạn sẽ còn những con đường khác để đi.

Tâm lý lo sợ sự thất bại là điều rất tự nhiên, đặc biệt là khi chúng ta đã đầu tư quá nhiều công sức và nguồn lực vào một thứ gì đó. Kết quả kém có thể dẫn tới tê liệt suy nghĩ (do nỗi sợ này dẫn tới nỗi sợ khác lớn hơn) -đó là khi mọi chuyện thực sự kết thúc.

Những ai từng trải qua điều tồi tệ này không nên để tình trạng trên kìm hãm. Chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên phía trước. Tôi đã quan sát những trang blog như Leisure Martini nơi luôn duy trì việc thử nghiệm các chiến lược truyền thông xã hội, và mặc dù chỉ là một lính mới, nó cũng đã đạt được thành công nhất định với một vài lần thử nghiệm. Một khi đã tập trung vào "mục tiêu cuối cùng", tinh thần xông pha không gì ngăn cản được sẽ đưa bạn tới mục tiêu đó.

Bạn còn có cơ hội thứ 2 (hoặc thứ 3, thứ 4)

Không có một mẫu số chung cho mọi thứ trên truyền thông đại chúng. Một kế hoạch đã được bạn đầu tư cả trí óc lẫn tiền bạc thì không có lý do gì mà kế hoạch đó không thể có được cơ hội thứ hai, cho dù nó có là thảm họa ở lần thực hiện đầu tiên.

Hơn nữa, truyền thông xã hội là thứ khó đoán trước. Một chút thay đổi ở đây, một chút thay đổi ở kia, và chương trình thất bại có thể sẵn sằng bắt đầu lại.

Bạn có thể chạy những phiên bản khác nhau của cùng một chiến dịch truyền thông xã hội (cả thành công và thất bại) để thấy chúng hoạt động thế nào với các đối tượng khách hàng khác nhau. Các kế hoạch, những nguồn lực, và công sức thúc đẩy nó không bao giờ là lãng phí. Chính những người không biết nắm bắt vận may đã tự mình đổ hết công sức xuống sông xuống bể.

Cuối cùng, điều thực sự quan trọng là hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Việc thành công khi làm mọi việc là điều không ai có thể dám chắc. Nhưng một điều chắc chắn rằng bất cứ ai cũng sẽ rút ra được những bài học quý báu sau những lần thành công lẫn thất bại. Với những kinh nghiệm đó bạn có thể vững vãng hơn và bình tĩnh lập kế hoạch để đạt được thành công tiếp theo.

Hường Bùi

Theo Saga.vn

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 3:

"Mặt trận tấn công nên càng nhỏ càng tốt"

User Menu