Truyền thông là một công cụ không thể thiếu cho bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ để có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ truyền thông như thế nào để đem lại hiệu quả? Ta phải bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào, làm đến đâu, ngân sách đầu tư là bao nhiêu, làm rầm rộ hay từng chiến dịch một?... Bài viết dưới đây sẽ trình bày 6 nguyên tắc VÀNG trong truyền thông theo mà doanh nghiệp của bạn không thể bỏ qua theo chuyên gia Hoàng Hải Âu, đồng thời cũng là câu trả lời cho các băn khoăn của bạn.

Nguyên tắc 1: Đốt lửa đúng cách

Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng thực chất lại rất đơn giản. Nếu trong tay bạn có nguyên một thùng nhiên liệu thì hẳn việc đốt lửa cực kì đơn giản, ta chỉ việc đổ và châm là ngọn lửa sẽ bùng lên. Tuy nhiên, bạn sẽ làm gì để thổi bùng ngọn lửa nếu trong tay bạn chỉ có một que đóm và một hòm diêm? Lời giải là ta sẽ châm lửa từ chỗ dễ cháy nhất, dễ lan truyền nhất, nhạy cảm nhất để rồi dùng sức mạnh lan truyền để quạt, thổi bùng lên đám lửa to.

Trong truyền thông cũng vậy, bạn phải biết " đốt lửa đúng cách", phải bắt đầu từ phân đoạn thị trường nhạy cảm nhất, có nhu cầu lớn nhất, sức lan truyền mạnh nhất, để từ phân đoạn này, gây ảnh hưởng sang các thị trường khác. Như vậy, ta không cần quá rầm rộ trên toàn bộ mà hiệu quả đem lại cực kì cao.


Hiệu quả của "đốt lửa đúng cách"

Nguyên tắc 2: Ba phải

Bạn đừng hiểu lầm, ba phải ở đây là bạn cần xác định ba điều quan trọng phải đúng khi truyền thông

Thứ nhất, phải nhắm đúng đối tượng. Bạn không thể truyền thông cho người già trong khi sản phẩm của bạn lại dành cho đối tượng khách hàng trung niên. Hướng đến đúng người nghe thực sự là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại trong chiến dịch của bạn.

Thứ hai, phải xây dựng đúng thông điệp. Thông điệp tác động trực tiếp đến nhận thức và cảm xúc của người tiêu dùng. Theo ông Trần Bảo Minh – PTGĐ Công ty Á Châu cho biết: "Thông điệp truyền thông chẳng qua là giai đoạn cuối cùng của cả một chiến lược Marketing, là sự phản ánh, là phương tiện chuyển tải chiến lược định vị của thương hiệu đó và chở định vị đó đến nhận thức, chiếm lĩnh trái tim và trí não của người tiêu dùng."

Thứ ba, phải xác định đúng kênh truyền thông. Kênh truyền thông là phương tiện mà doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đưa thông điệp và sản phẩm đến với người tiêu dùng. Online hay Offline, câu trả lời nằm trong chính tập khách hàng của bạn. Ví dụ, đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là dân văn phòng, lúc này, online phải là số một.


Thông điệp truyền thông tác động mạnh mẽ đến khách hàng

Tuy nhiên muốn xác định đúng ba yếu tố trên thì doanh nghiệp cần phải phân tích và khảo sát thị trường.

Nguyên tắc 3: Đồng bộ

Doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ hai phương diện

Thứ nhất, đồng bộ về thông tin, hình ảnh sản phẩm trên mọi phương tiện và vật mang thông tin. Doanh nghiệp đừng quên bao bì nhãn mác của sản phẩm bởi nó là hình ảnh đầu tiên về sản phẩm mà khách hàng nhìn thấy trước khi tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra sự kì vọng quá lớn trong khi chất lượng sản phẩm không như vậy sẽ làm người tiêu dùng thất vọng.

Thứ hai, đồng bộ triển khai trên các kênh. Khi thực hiện chiến dịch, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai đồng bộ trên tất cả các kênh truyền thông để tạo hiệu ứng và đem lại hiệu quả.

Nguyên tắc 4: Tới độ

Vậy thế nào là tới độ? Doanh nghiệp của bạn đã làm tốt tất cả những điều ở trên, tuy nhiên lại làm lưng chừng, chưa đạt được mức chín muồi thì coi như chưa có hiệu quả. Trong truyền thông, không phải chỉ làm một lần là khách hàng có thể nhớ được ngay chứ chưa đề cập đến nhớ đúng hay sai. Vì vậy, mọi khía cạnh đều có một mức độ riêng thì mới đem lại kết quả.


Truyền thông "tới độ" sẽ đem lại hiệu quả

Nguyên tắc 5: Đúng chất

Trong truyền thông, doanh nghiệp cần xây dựng tên sản phẩm phải chất. Tên gọi phải phản ánh đúng sản phẩm, gây được sự chú ý và thiện cảm đối với người tiêu dùng. Thứ hai, thông điệp phải chất. Thông điệp tạo sự tin tưởng, nói lên trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng và xã hội. Bên cạnh đó, các mẫu quảng cáo, poster, cataloge,... của doanh nghiệp hay sản phẩm phải tốt. Tất cả đều đồng bộ và đảm bảo có chất lượng, như vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Nguyên tắc 6: Ngồi chiễm chệ

Ngồi chiễm chệ tức là ngồi trên vai người khổng lồ. Một trong các cách đó là ăn theo, ăn sẵn ý tưởng,... Có thể ăn theo xu hướng xã hội như hình ảnh sản phẩm ăn theo hay thông điệp ăn theo,... Ăn theo những vấn đề nổi cộm cũng là một cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể ăn theo những yếu tố tiềm ẩn, những yếu tố tâm lý tiềm năng, như vậy rất dễ tác động đến tâm lý khách hàng.


Dép tông WC – sản phẩm ăn theo sự kiện tiêu biểu

Theo Mai Hương

Ted Levitt

"Sự khác biệt giữa sales và marketing nằm ở chỗ sales bán đi những gì mình có, trong khi marketing thì có những gì khách hàng cần"

User Menu