"Mọi người thường tin rằng quyết định và sự lựa chọn của họ hầu hết đều được thực hiện có ý thức và hợp lý, liên quan đến mong muốn, sở thích và động cơ của họ.

"Mọi người thường tin rằng quyết định và sự lựa chọn của họ hầu hết đều được thực hiện có ý thức và hợp lý, liên quan đến mong muốn, sở thích và động cơ của họ. Song thực tế là, hầu hết các quyết định của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày được thực hiện một cách vô thức, có nghĩa là con người rất dễ bị thuyết phục và thường bị tác động vô thức trong những quyết định mua sắm của mình, trong đó, các hình ảnh quảng cáo có tác dụng rất đáng kể trong những hành động chi tiêu của khách hàng" - Marc Andrews, tác giả cuốn "Thuyết phục vô hình" tiết lộ.

Tâm lý "ngược"

Cách tốt nhất để khiến bạn mua một thứ gì đó là làm cho bạn tin rằng bạn không cần phải mua nó. Các nhà quảng cáo đã làm chủ được nghệ thuật tâm lý ngược này và dùng nó để phục vụ cho mình. Thực tế, không ai thích bị sai khiến hay dẫn dụ. Đó chính là lý do vì sao các nhà quảng cáo cố gắng thuyết phục người tiêu dùng rằng họ có toàn quyền chọn lựa. Sự minh bạch hay thừa nhận đã thiếu sót trong một hoạt động nào đó đều có ý nghĩa nhằm khiến khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và có quyền tự quyết. Có một số quảng cáo sẽ dùng những ngôn từ "khiêm nhường", không ganh đua kiểu như "Bạn hoàn toàn có thể chọn lựa một chiếc máy hút bụi khác" hay "Tôi biết bạn có thể không đồng ý với điều này, nhưng..." Bằng cách lợi dụng tâm lý người tiêu dùng không thích bị thuyết phục, nhà quảng cáo trên thực tế đã thuyết phục bạn thích thương hiệu của họ.

Kết nối cảm xúc

Không phải ngẫu nhiên mà những quảng cáo được yêu thích nhất năm qua đều tập trung đánh vào cảm xúc của người xem.Với bức hình trên, Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới đã thiết lập một kết nối cảm xúc với những người xem nó. Con sư tử này đang trải qua thứ cảm xúc xấu hổ, hoài nghi hệt như một con người, để từ đó đánh động vào lòng trắc ẩn và thu hút được nhiều sự đóng góp.

Nhà quảng cáo sữa hay đồ dùng cho các bà mẹ và trẻ em chính là những bậc thầy đánh vào cảm xúc. Họ hay dùng chính hình ảnh những đứa trẻ nỉ non làm nũng cha mẹ thỏa mãn một yêu cầu gì đó, "Con muốn cao và khỏe mạnh hơn" chẳng hạn, để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm của mình. Chẳng mấy ai có thể từ chối những đứa trẻ dễ thương cả.

Đánh lạc hướng

Kỹ thuật DTR (disrupt-then-reframe – tạm dịch: phá vỡ rồi định lại) nhằm mục đích gây bất ngờ cho người xem, sau đó điều chỉnh lại dần dần luồng thông tin vào trọng điểm. Chẳng hạn với hình ảnh quảng cáo trên đã gây sốc với dòng chữ "những người yêu thích mèo sẽ chết sớm" rồi sau đó có dòng chữ nhỏ giải thích ung thư phổi có thể xảy ra cho bất kỳ ai - kể cả những người nuôi mèo, dĩ nhiên.

Đây được xem là một thủ thuật "đánh lạc hướng" cổ điển, "giá rẻ" mà hết sức hiệu quả. Năm 1999, Davis & Knowles bán "thẻ quyên góp" cho một tổ chức từ thiện đã phát hiện ra rằng: Trong điều kiện "bình thường", khi bán thẻ với giá 3 USD/8 thẻ, 40% các hộ gia đình đã mua; Nhưng khi họ nói "300 xu cho 8 thẻ", người mua nghĩ "Đúng là lời to", và họ đã bán được cho 80% hộ gia đình. Dù 300 xu cũng tương đương với 3 USD, nhưng bằng cách sử dụng DTR, những người bán hàng đã "bẻ gãy" suy nghĩ thông thường của người mua, khiến họ không thể suy xét một cách "lý trí" tạm thời, và qua đó chi phối được quyết định chi tiêu của họ.

Gây sốc

Quảng cáo này dùng hình ảnh như trong một bộ phim kinh dị để gây cảm giác sợ hãi cho người xem và hướng họ vào hành động cần thiết, ở đây là đừng dùng điện thoại khi đang lái xe.

Quảng cáo "gây sốc" thường được dùng để thu hút khán giảhướng đến một thương hiệu nào đó hoặc mang lại nhận thức về một dịch vụ công cộng, vấn đề sức khỏe, hay sự an toàn. Dù rất dễ gây chú ý mạnh, song loại hình này cũng thường gây tranh cãi, đôi khi phản tác dụng với cảm giác "thô bỉ", "bạo lực" hay kéo theo sự kích động vượt ngoài tầm kiểm soát khi có thể vi phạm đến tôn giáo hay các chuẩn mực xã hội. Thương hiệu thời trang nổi tiếng Calvin Klein từng bị chỉ trích khi sử dụng những người mẫu quá trẻ phô bày các tư thế "quá dung tục và khiêu khích". Dù hãng tuyên bố nội dung hoàn toàn "trong sáng", song những lời chỉ trích vẫn không ngừng, đặc biệt khi hãng quảng cáo cả sản phẩm đồ lót cho trẻ em vào năm 1999. Chỉ một ngày sau khi phát sóng, quảng cáo này đã bị rút xuống. Tuy nhiên nó đã đủ gây ấn tượng mạnh với khách hàng.

Theobaomoi.com

Pin It
Walter Landor

"Sản phẩm được làm ra trong nhà máy, nhưng thương hiệu thì được tạo ra trong tâm trí"

User Menu