Hàng ngày người tiêu dùng phải tiếp nhận vô số hình ảnh, thông tin quảng cáo khác nhau.

Làm thế nào để hình ảnh của mình đọng lại trong tâm trí khách hàng là bài toán quan trọng mà các thương hiệu phải giải quyết. Cùng nhìn lại 9 chiến dịch quảng cáo thành công nhất mọi thời đại, với những quảng cáo xuất hiện từ những năm 1940, và có những quảng cáo mới ra mắt chưa lâu.

9. Thịt bò ở đâu?

ads1

Trong cuộc chiến của những chiếc bánh mỳ kẹp thịt ở những năm 1980, những ông lớn như McDonald, Burger King và Wendy đều chi bộn tiền cho các chiến dịch quảng cáo nhằm chiếm được thị phần lớn hơn trong thị trường đồ ăn nhanh.

Mỗi công ty đều quảng cáo chiếc bánh mỳ kẹp thịt của mình là loại tốt nhất vì những lý do khác nhau. McDonald và Burger King có những chiếc burger cỡ lớn hơn của Wendy, do vậy những miếng thịt bò kẹp trong bánh nhìn có vẻ nhỏ hơn. Wendy đã nhanh chóng dựa vào điểm này để đưa ra chiến dịch quảng cáo rầm rộ của mình, với câu slogan nổi tiếng: "Where's the beef?" (Thịt bò ở đâu?).

Nữ diễn viên 81 tuổi, Clara Peller trở thành gương mặt quảng cáo cho chiến dịch này. "Where's the beef?" cùng gương mặt băn khoăn của Clara khi cầm chiếc burger của đối thủ cạnh tranh đã được công chúng thích thú đón nhận. Câu slogan nổi tiếng ấy về sau còn được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, thậm chí Walter Mondale còn sử dụng trong cả chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1984.

8. Quảng cáo bia Miller Lite

ads2

Vào giữa thập niên 70, nhà sản xuất bia Miller tìm kiếm thị trường cho một dòng bia mới của họ mang tên Lite. Lite, như cái tên của nó, có chứa ít calo và ít cồn hơn các dòng bia truyền thống. Nhưng vấn đề mà Miller phải đối mặt là làm thế nào để tiếp thị Lite tới khách hàng khi mà chẳng mấy ai quan tâm đến việc bia có ít calo và ít cồn hơn.

Kết quả là một chiến dịch quảng cáo mới ra đời, sử dụng hình ảnh của nhiều ngôi sao thể thao và phim ảnh để chứng minh việc ngồi uống bia Miller Lite với nhau thực sự là nam tính và có trách nhiệm với cộng đồng. Chiến dịch thành công đến mức sản lượng Miller Lite được sản xuất tăng gấp bốn lần vào những năm 1980.

7. "Think small" của Volkswagen

ads3

Nhà sản xuất xe Volkswagen của Đức đã cho ra mắt nhiều chiến dịch quảng cáo đáng nhớ như "Drivers Wanted", "Autobahn for All" hay "Das Auto". Tuy nhiên Volkswagen chưa bao giờ trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất, và điều này đặc biệt đúng vào những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60. 15 năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Volkswagen đã trở nên thịnh hành ở Châu Âu nhưng để thâm nhập vào thị trường xe của Bắc Mỹ thì vẫn còn khó khăn.

Volkswagen là kẻ ngoại đạo nhỏ bé so với những nhà sản xuất xe hơi đình đám của Mỹ. Mặc dù vậy, các chiến lược gia tiếp thị Volkswagen tập trung quảng cáo vào những chiếc xe Volkswagen của mình, với chiến lược tối giản, không cường điệu hóa. Chiến dịch mang tên "Think small" của Volkswagen chỉ có hình ảnh giản dị của chiếc xe, và không có gì khác. Chiến dịch đã trở nên thành công và thiết lập chuẩn mới cho ngành quảng cáo tương lai.

6. Kim cương là vĩnh cửu

ads4

Câu slogan "Kim cương là vĩnh cửu" của hãng DeBeers ra đời vào năm 1947 và đã để lại những ảnh hưởng đáng kể đến xã hội nhiều năm về sau. Việc cầu hôn với một chiếc nhẫn có kim cương không phải lúc nào cũng là một chuẩn mực phải có, và kim cương thì không phải lúc nào cũng có sẵn. Điều này đã thay đổi vào những năm đầu giữa thế kỷ 20 khi và công ty DeBeers đã tìm cách tận dụng thành công.

Thách thức đặt ra là làm sao khiến thị trường coi kim cương như một điều cần thiết chứ không phải chỉ dành cho người giàu hay những nhà sưu tập. Câu slogan mà DeBeer đưa ra ""Kim cương là vĩnh cửu" đã thành công khi liên kết được kim cương với tình yêu, tôn giáo, những cam kết và hôn nhân. Đơn giản mà hiệu quả, những viên kim cương của DeBeers gắn với những cặp đôi mới đính hôn hay mới cưới. Và chiến dịch đã thành công vang dội, mang lại cho DeBeers doanh số lên tới 6 tỷ USD trong năm và giờ đây các cặp đôi trên toàn thế giới đều bắt đầu hành trình hôn nhân của mình với chiếc nhẫn kim cương.

5. Got Milk?

ads5

Năm 1993, Hội đồng quản lý sữa của California lựa chọn một quảng cáo cho sữa trong nỗ lực thúc đẩy người dân uống sữa nhiều hơn trong bối cảnh các đồ uống có ga hay năng lượng đang nổi lên. Mục đích của chiến dịch không phải là để bán sữa cho một thị trường mới, mà là để củng cố thị trường, đào tạo người tiêu dùng nhận thức được các lợi ích của việc uống sữa.

Và chiến dịch "Got Milk" đã đạt được thành công lớn, trở thành chiến dịch trên toàn quốc gia vào năm 1995. Ngoài việc sử dụng các ngôi sao vào quảng cáo Got Milk?, chiến dịch còn cho phép sử dụng câu slogan này vào những loại hàng hóa khác. Và quảng cáo không chỉ giúp tăng doanh số bán sữa mà hàng loạt các hàng hóa khác ăn theo quảng cáo này cũng được hưởng lợi.

4. Chiến dịch quảng cáo của McDonalds

ads6

McDonalds có rất nhiều chiến dịch quảng cáo thành công, ở thời điểm hiện tại phải kể đến chiến dịch "I'm Lovin' It" với nhạc nền là bài hát của ca sỹ Justin Timberlake. Nhưng quảng cáo thành công nhất của McDonalds mà đến giờ vẫn được nhắc lại là chiến dịch "Hôm nay bạn xứng đáng được nghỉ ngơi". So với các quảng cáo ngày nay thì hình ảnh quảng cáo với nhiều người cùng hát và nhảy múa có vẻ hơi bình thường, nhưng ở thời điểm mà quảng cáo này ra đời thì nhạc Jingle và điệu nhảy ấy đã khiến mọi người "điên đảo".

3. Quảng cáo của American Express'

ads7

Câu slogan "Đừng rời nhà nếu bạn để quên nó" được American Express đưa ra năm 1975 nhằm nhấn mạnh tới người tiêu dùng tầm quan trọng của việc đi du lịch với chiếc thẻ American Express. Trong các năm sau, nhiều khía cạnh khác đã được bổ sung vào như đi mua sắm hay đi ăn uống cũng đừng quên American Express. Cốt lõi là thẻ tín dụng American Express sẽ khiến khách hàng không bao giờ phải lo nghĩ gì cho dù đang ở bất cứ nơi nào. Cũng như phần lớn các chiến dịch khác, American Express sử dụng các ngôi sao để đảm bảo tin tưởng cho sản phẩm, và với chiến dịch này họ chọn Roger Daltrey, Karl Malden và Jim Henson. Chiến dịch đã giúp American Express vượt xa các đối thủ cạnh tranh của mình.

2. Quảng cáo "Vô giá" của Mastercard

Vào năm 1997, người tiêu dùng được xem một video quảng cáo trên truyền hình với nội dung người cha chơi bóng chày cùng con trai mình. Trong suốt video, mức giá của các đồ vật khác nhau được nêu lên, và đó cũng chính là khoảnh khắc vô giá. Thông điệp mà Mastercard muốn gửi gắm đó là tất cả mọi vật chúng ta mua đều có thể mang lại những khoảnh khắc vô giá.

Quảng cáo này được phát sóng ở 112 quốc gia và dịch ra 53 thứ tiếng. Nó đã mang lại một ảnh hưởng đáng kể đối với người tiêu dùng và nhận diện thương hiệu cho Mastercard. Giám đốc marketing của Mastercard, Alfredo Gangotena cho biết chiến dịch này đã trở thành chiến dịch tiêu biểu nhất của hãng. Vào năm 2008, Mastercard đứng thứ 99 trong top 100 những thương hiệu có giá trị nhất, với giá trị thương hiệu định giá ở mức 7 tỷ USD. Bốn năm sau, thương hiệu Mastercard lên vị trí thứ 29, định giá ở mức 20,8 tỷ USD.

1. Just Do It

ads

Thật khó mà tưởng tượng Nike ở thời kỳ chưa phải đại gia lớn mạnh trong ngành sản xuất đồ thể thao. Đó là vào những năm cuối của thâp niên 70, đầu thập niên 80, Nike đang phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh của mình là Reebok. Mục tiêu của Nike là những vận động viên marathon hay các vận động viên thể thao trong khi đối tượng của Reebok lại rộng hơn nhiều. Ban giám đốc của Nike muốn có thị phần lớn hơn, và đội ngũ marketing của hãng đã đưa ra slogan nổi tiếng "Just do it". Các vận động viên nổi tiếng mang giầy của Nike, mặc quần áo của hãng bất kể đang trên đường chạy hay ngồi ăn Dorito. Câu slogan ngắn gọn và dễ nhớ đã giúp mang lại hình ảnh Nike năng động và hiện đại hơn. Từ năm 1988 đến năm 1998, doanh số của Nike tăng vọt từ mức 1 tỷ USD lên trên 9 tỷ USD với chiến dịch quảng cáo này.

Theo xaluan.com

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Vấn đề cơ bản trong marketing là tạo ra một chủng lọai mà bạn có thể trở thành nguời tiên phong"

User Menu