Dù đã triển khai hệ thống kinh doanh ở 40 tỉnh thành cả nước và dự kiến sẽ mở rộng quy mô ra toàn cầu nhưng Startup giày dép Saado từng được gọi là "Uber trong thị trường bán lẻ" của Việt Nam đã phải dừng hoạt động sau 4 năm,
Được thành lập vào 2018, trên nhu cầu cao của người dân về những đôi dép vừa thời trang, vừa năng động lại có mức giá phải chăng, Saado đã được chứng minh được mức độ phổ biến ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Tại Việt Nam, Saado đã triển khai hệ thống kinh doanh ở 40 tỉnh thành cả nước, và dự kiến sẽ mở rộng quy mô ra toàn cầu .
Mô hình kinh doanh của Saado đã đoạt giải thưởng "Ý tưởng kinh doanh sáng tạo nhất châu Á" năm 2018. Ngoài ra, Saado cũng là một trong ba startup Việt Nam được trình bày ý tưởng tại chương trình SEPT dành cho các doanh nhân quốc tế tại Leipzig, Đức.
Điểm đáng chú là tất cả các khâu như: sản xuất, thiết kế, phân phối, marketing của Saado đều được làm tại Việt Nam nhưng đăng ký bản quyền thương hiệu tại Mỹ.
Saado đã triển khai hệ thống kinh doanh ở 40 tỉnh thành cả nước
Sản phẩm chính của Saado là những mẫu sandal có thiết kế trẻ trung, thời trang với mức giá dao động trong khoảng 280.000 đến 400.000 đồng/đôi.
Vào năm 2020, nhà sáng lập Phùng Lê Lâm Hải từng thông báo công ty đã bán 150.000 sản phẩm và đạt mục tiêu mới cho Saado là bán 1 triệu đôi giày trong vòng 5 năm tới.
Theo chia sẻ của Phùng Lê Lâm Hải, bí quyết của startup liên quan đến việc bán hàng qua Facebook, với loạt chi tiết từ việc để tên, hình ảnh profile, dùng ngôn ngữ tiếng Anh,… đến cách kết bạn, chia sẻ nội dung.
Thậm chí, Hải định hướng không chỉ bán giày dép của Saado mà còn nuôi tham vọng biến Saado thành Uber trong thị trường bán lẻ bằng cách giúp sản phẩm của các startup khác tới tay khách hàng nhanh hơn, khi đã có sẵn hệ thống bán lẻ và chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, sau 4 năm hoạt động, Phùng Lê Lâm Hải đã bất ngờ tuyên bố đã dừng cuộc chơi, chính thức đóng cửa startup Saado.
Nhà sáng lập Saado - Phùng Lê Lâm Hải
Trong bài viết dài chia sẻ trên trang cá nhân, Hải chia sẻ bản thân không gặp gì về vấn đề bán hàng vì thương hiệu và mô hình kinh doanh đã được đúc kết và rất tinh gọn.
Nhưng quản thị thượng tầng không tốt và hiệu quả hoàn vốn giảm do tác động của dịch bệnh và nhà đồng sáng lập muốn rút vốn cùng những khó khăn về dòng tiền nên dẫn tới kết quả này.
Bên cạnh đó, nhà sáng lập cũng nhấn mạnh vào vấn đề bản thân chỉ sỡ hữu 20% cổ phần, khiến chính anh cũng như nhiều nhà đầu tư chùn bước.
"Mình chỉ có 20% vốn góp để quyết định, dẫn tới rất khó gọi vốn vì các nhà đầu tư không thể đầu tư vào công ty cho linh hồn có số % biểu quyết thấp như vậy".
"Mình rất khó tìm tài năng đồng hành cùng mình vì họ đi làm đâu chỉ vì… lương, bản thân mình cũng không đủ động lực cho đứa con mà bản thân mình chỉ có 20% quyền biểu quyết cho cả trường hợp thành hay không thành của dự án sau này. Kể cả có khi sứ mệnh hoàn thành thì việc bị mất quyền điều hành tại công ty sẽ luôn là một rủi ro cho bản thân mình trong tương lai vốn đang diễn ra ở thì hiện tại".
Bên cạnh đó, Hải cũng cho rằng các yếu tố về vĩ mô, vi mô và tính hấp dẫn ngành giảm xuống nhiều so với các hạng mục kinh doanh khác ít nhất cho tới 2025 so với mong muốn tầm nhìn tăng trưởng, kì vọng cá nhân.
*Nguồn: The Leader