Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản Toshiba hôm 7/2 vừa thông báo có ý định chia tách tập đoàn thành 2 thay vì 3 như kế hoạch, đồng thời cam kết chi trả đầy đủ cổ tức nhằm xoa dịu sự giận dữ của các nhà đầu tư.
Đề xuất chia tách của Toshiba vấp phải nhiều phản ứng gay gắt từ phía các cổ đông.
Toshiba cân nhắc chia tách thành 2, thậm chí bán toàn bộ tập đoàn
Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản Toshiba hôm 7/2 vừa thông báo có ý định chia tách tập đoàn thành 2 thay vì 3 như kế hoạch, đồng thời cam kết chi trả đầy đủ cổ tức nhằm xoa dịu sự giận dữ của các nhà đầu tư. Toshiba theo đó sẽ tách rời mảng thiết bị, bao gồm cả chất bán dẫn, nhằm cải thiện hiệu suất kinh doanh.
Ngoài ra, theo Nikkei Asia, Toshiba cũng sẽ bán mảng kinh doanh điều hòa không khí cho đối tác Carrier Global Corporation (Mỹ) với giá khoảng 100 tỷ yên (tương đương khoảng 870 triệu USD), đồng thời lên kế hoạch bán lại mảng thang máy và thiết bị chiếu sáng.
Tuy nhiên, bất chấp việc Cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Satoshi Tsunakawa khẳng định phương án chia tách sẽ giúp các hoạt động kinh doanh trở nên linh hoạt hơn, đề xuất này vẫn vấp phải những phản ứng gay gắt từ phía các cổ đông, trong đó có các quỹ đầu cơ nước ngoài. Nhiều người nhất quyết phản đối bất kỳ hình thức chia tách nào, đồng thời mong muốn Toshiba hoạt động theo hình thức “nội bộ.”
“Có thể việc chia tách mang lại lợi ích ở hiện trạng, song những rủi ro là điều không tránh khỏi’’, một chuyên gia nhận định.
3D Investment Partners, một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Toshiba cũng không đồng tình với kế hoạch trên, đồng thời kêu gọi tập đoàn này cân nhắc một phương án khác, trong đó bao gồm cả việc bán công ty.
Đề xuất chia tách của Toshiba vấp phải nhiều phản ứng gay gắt từ phía các cổ đông.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến ủng hộ cho rằng việc chia tách làm 2 sẽ giúp thương hiệu Toshiba tiết kiệm chi phí hơn so với chia tách thành 3. Một cổ đông giấu tên chia sẻ với hãng tin Reuters rằng mục đích của kế hoạch này là nhằm “phù hợp với tình hình hiện tại của công ty”. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau cuộc họp cổ đông ngày 24/3 tới đây.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Cựu Giám đốc điều hành Toshiba Satoshi Tsunakawa đã tuyên bố từ chức. Quyết định trên đánh dấu bước ngoặt lớn trong thời kỳ khủng hoảng của gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản, qua đó được coi như là một “điềm báo’’ cho viễn cảnh chia tách tập đoàn.
Trước khi từ chức, ông Tsunakawa đã phản đối gay gắt việc Toshiba chuyển sang hoạt động theo hình thức tư nhân. Ông cho rằng điều này có thể khiến công ty mất số lượng lớn những đơn đặt hàng quan trọng từ chính phủ và buộc phải bán đi một số công nghệ “nhạy cảm” trong lĩnh vực hạt nhân, quốc phòng và an ninh mạng.
Toshiba - một trong những công ty từng được kính trọng nhất tại Nhật Bản, nhiều năm qua đã rơi vào khủng hoảng.
Toshiba - một trong những công ty từng được kính trọng nhất tại Nhật Bản, nhiều năm qua đã rơi vào khủng hoảng do liên tiếp vấp phải nhiều bê bối trong vấn đề quản lý. Ví dụ điển hình nhất là việc tập đoàn này đã buộc phải bán quyền kiểm soát mảng kinh doanh chất bán dẫn để trả giá cho sự thất bại trong kế hoạch mở rộng lĩnh vực điện hạt nhân.
"Chúng ta phải sẵn sàng bán 100% mảng chip nhớ. Nếu không, Toshiba sẽ không tồn tại được", Yasuo Naruke, Phó giám đốc cấp cao phụ trách mảng chip nhớ của Toshiba cho biết trong cuộc họp ban lãnh đạo vào năm ngoái.
Hồi năm 2015, Toshiba cũng bị phát hiện bê bối gian lận kế toán. Theo kết luận của một ủy ban điều tra độc lập khi đó, tập đoàn này đã phóng đại lợi nhuận lên thêm 151,8 tỷ yên (tương đương khoảng 1,2 tỷ USD) trong 5 năm. Hàng loạt lãnh đạo cao cấp của Toshiba, trong đó có cả CEO và phó chủ tịch đã phải từ chức.
Theo: Bloomberg