Quản trị doanh nghiệp tốt, đặt phát triển bền vững làm trọng tâm với các giá trị cốt lõi đã giúp Vinamilk vững vàng trước một năm 2020 nhiều thách thức do Covid. Bên cạnh việc đạt được các kế hoạch kinh doanh đề ra, "đầu tàu của ngành sữa" trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên cũng như duy nhất được công nhận là "Tài sản có giá trị của Asean".

Vững vàng hơn trong biến động và thách thức

Năm 2020, trong bối cảnh đầy thách thức của nền kinh tế do Covid-19, lần đầu tiên có 1 doanh nghiệp Việt Nam được xét chọn là "Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN" (ASEAN Asset Class). Giải thưởng này đã "gọi tên" Vinamilk sau nhiều vòng đánh giá chéo của các quốc gia ASEAN và dựa theo Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019. Trong 5 nội dung đánh giá quản trị cấp độ doanh nghiệp, Vinamilk đã ghi điểm ở 2 nội dung chiếm tỷ trọng cao nhất là "Tính minh bạch và công bố thông tin" và "Trách nhiệm của Hội đồng quản trị".

W9

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia và được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất năm 2020

Kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp với các mô hình tiên tiến theo các thông lệ quốc tế được Vinamilk thực hiện trong nhiều năm qua đã giúp công ty tiếp quản và tái cơ cấu GTNfoods (mã chứng khoán: GTN), Mộc Châu Milk (mã chứng khoán: MCM) thành công, giúp 2 doanh nghiệp này tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của GTN và MCM đạt lần lượt 251 tỷ đồng và 281 tỷ đồng, hoàn thành 254% và 179% kế hoạch năm. Với mức lợi nhuận này, GTN đã ghi nhận mức tăng trưởng 37 lần so với năm 2019 trong khi MCM cũng tăng trưởng ấn tượng 68%.

Cũng trong tháng 12/2020, công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đã chính thức giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCOM. Đây là sự kiện đánh dấu một cột mốc ý nghĩa cho thấy sự phát triển ấn tượng của Mộc Châu Milk sau gần một năm trở thành thành viên của Vinamilk

Bản thân Vinamilk lũy kế cả năm 2020, cũng ghi doanh thu thuần hợp nhất đạt 59.636 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu thuần trong nước đạt 50.842 tỷ đồng, tăng trưởng 6,9%, nước ngoài đạt 8.794 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu trực tiếp đóng góp 5.561 tỷ đồng và các chi nhánh nước ngoài đóng góp 3.233 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng doanh thu 7,4% so với 2019, hoạt động xuất khẩu của Vinamilk trong năm 2020 đã tạo nhiều dấu ấn trong bối cảnh khó khăn chung, đóng góp tích cực cho ngành sữa cả nước.

W10

Forbes Việt Nam nhận xét Vinamilk là thương hiệu có giá trị tỷ đô ngay từ đợt bình chọn đầu tiên vào năm 2015

Khía cạnh quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp này cũng được đánh giá ngày càng cao bởi các cuộc bình chọn lớn trong nước. Năm 2020, Vinamilk được vinh danh ở vị trí quán quân của cả 3 giải thưởng quan trọng của Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 bao gồm: giải nhất nội dung quản trị công ty và 2 giải thưởng cao nhất cho cả báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững.

Trước đó, Vinamilk đã có được thành tích ấn tượng khi là lần đầu tiên dẫn đầu Top 10 thương hiệu mạnh nhất của Việt Nam, đây là một phần của Bảng xếp hạng 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á. Có thể thấy, song song với việc gia tăng vị thế và giá trị của thương hiệu, quản trị tốt đã giúp Vinamilk vững vàng để "về đích" trong năm 2020.

Kinh doanh gắn với phát triển bền vững sẽ trở thành bệ phóng

Vào tháng 12/2020, VCCI công bố Vinamilk là đơn vị dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp bền vững của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất năm 2020. Đây cũng năm thứ 5 liên tiếp Vinamilk được vinh danh Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam vì sự tiên phong và sáng tạo trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

W11

Mô hình kinh tế tuần hoàn được Vinamilk tích cực vận dụng tại hệ thống trang trại, nhà máy trên cả nước

Trong đó, việc vận dụng thành công mô hình "kinh tế tuần hoàn" ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị đã góp phần quan trọng giúp Vinamilk phát triển bền vững trong năm 2020. Đơn cử như tại các trang trại bò sữa, công nghệ Biogas biến chất thải thành tài nguyên, vòng tuần hoàn tái tạo đất theo công nghệ Nhật Bản, canh tác hữu cơ (organic), vòng tuần hoàn nước và sử dụng năng lượng tái tạo... chính là những điểm sáng đáng ghi nhận của Vinamilk trong nỗ lực triển khai kinh tế tuần hoàn, mang đến lợi ích đáng kể về môi trường.

Cùng với đó, việc nỗ lực xây dựng một môi trường bền vững còn được Vinamilk hiện thực hóa thông qua các hoạt động phát triển cộng đồng. Với nhiều hoạt động ủng hộ cuộc chiến chống dịch Covid-19 và hỗ trợ cộng đồng đặc biệt là trẻ em, tổng giá trị lên đến 40 tỷ đồng, Vinamilk là doanh nghiệp được The Global CSR Awards 2020 đánh giá là Doanh nghiệp có hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất tại Việt Nam.

W12

Vinamilk tích cực với các hoạt động vì cộng đồng xuyên suốt "năm Covid"

Yếu tố "con người" trong chiến lược phát triển bền vững

Việc áp dụng các phương pháp quản trị tiên tiến cũng đã góp phần giúp Vinamilk hình thành môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. Năm 2020, Vinamilk vẫn duy trì các chương trình phát triển nguồn nhân lực của công ty, đồng thời cũng là năm thứ 3 liên tiếp Vinamilk duy trì vị trí số 1 trong danh sách "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam".

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, vấn đề duy trì việc làm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động được Vinamilk đặt lên hàng đầu. Thành công lớn nhất được đại diện doanh nghiệp chia sẻ đó chính là 100% lao động của Vinamilk được đảm bảo về việc làm, phúc lợi và an toàn sức khỏe trong Covid-19.

W13

Phương pháp quản trị và chính sách nhân sự tiên tiến giúp Vinamilk được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 3 năm liền

W14

Chương trình Quản trị viên tập sự năm 2020 của Vinamilk thu hút được hơn 1.500 hồ sơ tham gia ứng tuyển

Năm 2020 khép lại với nhiều biến động, tình hình dịch bùng phát trở lại ngay trước thềm Tết Nguyên Đán khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy vậy, các dự đoán lạc quan về triển vọng của 2021 cũng đã được đưa ra, khi việc triển khai vac-xin trong thời gian tới sẽ giúp tình hình dần được kiểm soát. GDP 2021 được kỳ vọng tăng trưởng tích cực và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết sẽ đi vào thực thi. Các yếu tố vĩ mô này nếu được chủ động nắm bắt và tận dụng, kết hợp cùng sức bật nội lực sẽ là bệ đỡ để doanh nghiệp có thể bắt kịp, thậm chí đón đầu đà phục hồi của nền kinh tế trong thời gian tới.

Theo Nhịp sống kinh tế

Pin It
Thomas A. Edison

"Thiên tài là một phần trăm cảm hứng cộng với chín mươi chính phần trăm mồ hôi."

User Menu