Mấy năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện nhiều xe đẩy, quán cà phê dạng "cà phê mang đi". Sự tồn tại của mô hình kinh doanh này phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, và nhu cầu thì xuất phát từ tình hình kinh tế, xã hội, sự thay đổi về lối sống...
Các xe đẩy cà phê, shop cà phê dạng "cà phê mang đi" này định vị (positioning) rõ ràng là cạnh tranh bằng cà phê chất luợng (hạt cà phê nguyên chất pha máy) với giá rẻ, bên cạnh đó khách hàng có thể mua một cách thuận tiện (tấp vào lề đường chờ vài phút là có ly cà phê, không cần phải gởi xe).
Nói một cách khác, để có giá thành thấp (qua đó có thể bán với giá thấp nhất có thể), các xe đẩy, shop cà phê dạng này đã trade-off những services, benefits và value khác, mô hình của họ không cần diện tích mặt bằng lớn với nhiều chỗ ngồi tiện lợi, mà chỉ tập trung làm sao để khách hàng mua tiện lợi với giá rẻ. Nhờ thế họ có thể chinh phục những khách hàng uống cà phê mà chỉ cần mua tiện lợi với giá rẻ.
Với diễn biến thị truờng như thế này thì những quán, shop cà phê kiểu truyền thống nào lâu nay chỉ chú trọng đáp ứng nhu cầu cơ bản là uống cà phê, hay định vị tập trung vào chất lượng cà phê, sẽ gặp khó khăn vì phải cạnh tranh trực tiếp với mô hình kinh doanh cà phê "low cost" này. Bởi các xe đẩy, shop tinh gọn này có thể mang lại cho khách hàng những giá trị tương đương với mức giá cạnh tranh hơn.
Để tránh đối đầu với những đối thủ giá rẻ khó chịu này, các quán, shop cà phê truyền thống cần phải sáng tạo trong việc tạo ra giá trị khác biệt, vượt trội hơn. Và để tạo ra được những giá trị khác biệt, vượt trội, thì các shop cà phê truyền thống cần xác định cho mình một thị trường (segment) mục tiêu cụ thể. Điều đó có nghĩa là nếu cách mình tiếp cận phân khúc lâu nay chưa đủ cụ thể để có thể đưa ra một CVP hấp dẫn, khác biệt, thì cần tiếp tục subsegmenting ...
Đỗ Hoa - on Customer Value Proposition