Kênh chỉ là nơi để đưa hàng hóa ra thị trường?
Nếu bạn kinh doanh với tư duy tạo ra giá trị qua sản phẩm, mà không quan tâm đến kênh. Thì coi chừng, kênh phân phối của bạn có thể là value destroyer!
- Details
- Category: Kỹ Năng Marketing
- Hits: 3314
Chiến Lược hay Marketing? Kết hợp thế nào?
Với nhiều người, mối liên hệ giữa chiến lược và marketing vẫn là các phạm trù chưa được rạch ròi, dẫn đến sự lúng túng trong việc ứng dụng. Nội dung chương trình này tôi kết hợp một số quan điểm tiếp cận về chiến lược và marketing của các chuyên gia khác nhau, và biên soạn lại với mục đích là nhằm giúp người học dễ nắm bắt, dễ hệ thống hóa.
- Details
- Category: Blogs
- Hits: 2694
Làm Thế Nào Để Không Thua Trên Sân Nhà?
Vấn đề mà chúng ta cần giải quyết là sự hạn chế năng lực marketing của doanh nghiệp, chứ không chỉ là hạn chế của một phòng ban hay một cá nhân. Muốn kinh doanh hiệu quả hơn, cạnh tranh tốt hơn, thì cần sự nổ lực của mỗi người trong doanh nghiệp, chứ không chỉ là một cá nhân, hay một đơn vị.
- Details
- Category: Blogs
- Hits: 2327
KHỞI HÀNH CHUYẾN TÀU MANG SỐ HIỆU “MARKETING 101: TRAIN TO CHANGE”
Lạc lối, chênh vênh trên chính những định hướng Marketing mình đang theo đuổi, có bao giờ bạn tự hỏi rằng “Liệu mình đã học đúng và đủ” hay chưa?
- Details
- Category: Cộng Đồng
- Hits: 1052
Xu hướng nào cho các kênh bán hàng qua mạng xã hội?
Nhờ tính phổ cập, thân thiện với người dùng và là kênh số miễn phí nên kênh mạng xã hội đã trở thành một kênh kinh doanh chủ lực đối với nhiều người kinh doanh. Nó cũng là một kênh trong channel mix của nhiều doanh nghiệp lớn.
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 1249
Agile marketing có ý nghĩa gì với marketer và salesman?
Agility là từ khóa được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Agility có nghĩa là tinh gọn, linh hoạt. Khái niệm này nếu kết hợp với xu huớng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang thành O2O2O (offline to online and back to offline) thì đòi hỏi con người vận hành nó cũng phải có sự thay đổi.
- Details
- Category: Kỹ Năng Marketing
- Hits: 863
Dự đoán quảng cáo thương mại điện tử cho năm 2023
Nền tảng đo lường tiếp thị Fospha giải thích cách các thương hiệu có thể tận dụng một số xu hướng chính cho năm 2023 để thúc đẩy thành công trong lĩnh vực Thương mại điện tử.
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 694
Làm thế nào để thuê nhân tài SEO & Content Marketing năm 2023
Bạn đang muốn mở rộng đội ngũ SEO và tiếp thị nội dung của mình vào năm 2023? Ba trong bốn nhà tuyển dụng báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài năng mà họ cần. Nhưng đừng lo lắng - nội dung bài này có thể giúp bạn đảm bảo các ứng viên đủ tiêu chuẩn mà bạn đang tìm kiếm.
- Details
- Category: Blogs
- Hits: 1822
Dụng nhân như dụng mộc - có chắc anh chị biết dụng mộc?
Nói câu "dụng nhân như dụng mộc" thì các vị lãnh đạo ai cũng hiểu, bởi ai cũng đồng ý rằng việc sử dụng nhân sự quyết định sự thành bại của một người lãnh đạo.
Nhưng cách thể hiện năng lực "dụng mộc" của người lãnh đạo một nhóm nhỏ, thì khác với một tổ chức, một doanh nghiệp lớn.
Với một nhóm nhỏ thì anh lãnh đạo trực tiếp từng người được, còn với một tổ chức lớn thì người lãnh đạo không thể lãnh đạo trực tiếp được mà phải lãnh đạo thông qua một công cụ hay cấp trung gian giúp việc.
Một trong các yếu tố quyết định thành công của người lãnh đạo một tổ chức lớn, là khả năng làm được việc thông qua người khác.
Người có năng lực làm được việc thông qua người khác thì với ai anh ta/chị ta cũng lãnh đạo được, ai cũng có thể giúp họ hoàn thành nhiệm vụ được.
Còn với người kém về năng lực này, thì thường phải tìm cách sa thải những ai mà mình không điều khiển được, để rồi tìm và chỉ sử dụng những người mà mình có thể điều khiển được. (nghe quen? khá phổ biến ở môi trường VN!)
Lãnh đạo tổ chức lớn phải thể hiện khả năng dùng người với sự trợ giúp của HRM (chức năng quản lý nguồn nhân lực). Vì vậy để có thể đặt ra yêu cầu và chỉ đạo hoạt động của chức năng quản trị nguồn nhân lực, thì người lãnh đạo phải có kiến thức dùng người theo kiểu khoa học. Nó đòi hỏi kiến thức và khá phức tạp trong khâu tổ chức thực hiện, so với khi lãnh đạo trực tiếp.
Liệu anh/chị có biết "dụng mộc" theo kiểu này?
Yêu cầu của công việc này vượt ra khỏi khái niệm "dụng mộc" như chúng ta thường hiểu. Để dùng người sao cho hiệu quả đối với một tổ chức, với những người mà mình không trực tiếp làm việc hàng ngày, thì phải thông qua vai trò trung gian của tổ chức HR và phải dùng chính sách, ứng dụng công cụ thích hợp về nhân sự.
Tôi lấy ví dụ: TGĐ thì không nên trực tiếp quyết định giao việc, quyết định lương thưởng của một nhân viên thuộc một phòng ban trong công ty.
Vì liệu anh/chị có có thời gian để làm việc ấy với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người trong công ty hay không? Rồi những việc khác quan trọng hơn thì ai làm cho anh chị?
Còn nếu anh/chị chỉ làm việc ấy đối với một vài người thôi, thì như thế chính anh/chị đang phá vỡ cái hệ thống của mình, gây ra mất đoàn kết và những hệ lụy khác trong đội ngũ nhân sự.
Theo tôi TGĐ chỉ nên quyết định chính sách chung được chức năng HR xây dựng và đề xuất dựa trên yêu cầu của TGĐ được cấp trên (HĐQT) phê duyệt. Còn việc quyết định trả công, thưởng động viên, thì TGĐ chỉ nên quyết định dựa trên đề xuất của cấp quản lý trực tiếp, trên cơ sở đánh giá năng lực, thành tích và phù hợp với chính sách chung của công ty. Xu hướng thế giới là cấp quản lý trực tiếp phải đảm nhận một phần công việc HRM, chứ không chỉ thuần làm chuyên môn.
Vậy nếu TGĐ mà không được trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị nguồn nhân lực, thì không thể đưa ra yêu cầu, chỉ đạo gì cụ thể về công tác HRM. Và như vậy thì bộ phận HRM hoặc chỉ làm những gì mà TGĐ yêu cầu, hoặc chỉ làm những công việc mà họ biết, những việc phục vụ cho công tác vận hành hàng ngày, hàng tháng của doanh nghiệp (tuyển người và sa thải, trả lương, thưởng, và các yêu cầu của luật LĐ).
Còn những công việc mang tính chiến lược, những việc yêu cầu chuyên môn cao, việc khó khăn (thường rơi vào mục 1 và 3 mà tôi đề cập trong post trước) thì họ sẽ không làm.
Hệ lụy của việc này thì đã rõ: doanh nghiệp thường xuyên thiếu nhân sự, nhân sự phụ trách các vị trí quan trọng không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, turnover rate cao (tỉ lệ người ra người vào cao).
Nhưng hệ quả của nó không chỉ vậy!
Việc thiếu hoạch định nhân sự là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không thể phát triển, mở rộng, dù lãnh đạo đã đưa ra những định hướng chiến lược nắm bắt cơ hội kinh doanh rất sáng suốt và có nguồn lực tài chính rất dồi dào (tập đoàn V là một ví dụ).
Thậm chí với yêu cầu chỉ duy trì tính hiệu quả và đảm bảo hoạt động ổn định không thôi, thì cũng không thể đạt được luôn.
Vì môi trường kinh doanh, đặc biệt là công nghệ, luôn thay đổi và những sự thay đổi này tác động đến doanh nghiệp, mà không ai có thể đứng ngoài.
Dưới tác động của dịch bệnh, hoạt động bán hàng và marketing của doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện theo kiểu truyền thông như lâu nay, mà phải ứng dụng công nghệ và phần mềm hỗ trợ vào.
Rồi sản xuất thì máy móc và công nghệ sản xuất cũng thường xuyên được cải tiến, được đổi mới về mặt công nghệ, nhằm để mang lại năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn, và thời gian sản xuất cũng ngắn hơn.
Vậy những thay đổi này liệu người lãnh đạo có thể dễ dàng triển khai thực hiện thành công trong doanh nghiệp/tổ chức của mình hay không, nếu không có sự chuẩn bị về mặt năng lực của đội ngũ nhân sự?
Đã xảy ra bao nhiêu trường hợp dở khóc dở cười khi phần mềm đắt tiền, máy móc hiện đại, tự động hóa cao... được đầu tư mua về, sau một thời gian thì phần mềm được "trùm mền" để quay lại làm thủ công, còn máy móc hiện đại thì trở thành bán tự động, thậm chí được chế lại để có thể vận hành bằng cách đóng cầu dao thay vì theo lập trình và điều khiển từ xa, vì người điều khiển không có kiến thức phù hợp để vận hành cho đúng với yêu cầu của công nghệ mới.
Tôi tóm lại rằng phát triển của doanh nghiệp, tổ chức thì phải bắt đầu từ sự phát triển của con người.
Nếu chỉ có chiến lược phát triển kinh doanh mà không có chiến lược phát triển con người, thì chiến lược kinh doanh kia, dù có hay mấy cũng sẽ thất bại. Vì ai làm? Ai thực thi theo đúng cái chiến lược hay ho kia?
Ngang đây tôi nhớ lại câu chuyện giữa một hội nghị do Bộ KHĐT chủ trì tại tòa soạn báo TBKTSG năm 2008, tôi đã đứng lên phát biểu rằng VN nên tập trung vào phát triển nông nghiệp, nên bắt đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nông nghiệp. Và mọi người đã cười ồ lên.
Vâng, đúng là sản xuất cái smartphone bằng sản xuất mấy tấn lúa, nhưng với điều kiện về trình độ con người và cơ chế như VN thì ai làm được cái smartphone, và quan trọng hơn là ai sẽ lãnh đạo việc chế tạo cái smartphone?
Đỗ Hòa - (nội dung module Human Resource Management thuộc chương trình huấn luyện CEO Chuyên Nghiệp do Tinh Hoa Quản Trị tổ chức)
- Details
- Category: Chiến Lược Doanh Nghiệp
- Hits: 627
Bí quyết thúc đẩy doanh thu ngay cả khi thị trường đi xuống
Khi các cuộc trò chuyện xung quanh cuộc suy thoái đang rình rập gia tăng, các công ty khởi nghiệp và đang mở rộng quy mô nhận được ngày càng nhiều cuộc gọi và thư từ các nhà đầu tư yêu cầu kiểm soát chặt con tàu và tập trung vào lợi nhuận.
- Details
- Category: Chiến Lược Marketing
- Hits: 1050
Thời đại đã quá ỷ lại vào công nghệ tiếp thị và những gì bạn nên làm.
Các giải pháp công nghệ thường là "cài đặt và quên." Thay vì đánh giá hiệu suất kênh đang chạy, như bạn từng làm trong cách triển khai truyền thống, bạn được đào tạo phải dựa vào công nghệ để tạo ra hiệu quả. Vấn đề là, đây không phải là công nghệ thông minh."
- Details
- Category: Truyền Thông Digital
- Hits: 698
Làm thế nào để thắng cuộc chiến truyền thông bán lẻ
Trong bối cảnh hoạt động kinh tế đang chậm lại, COVID-19 đã và tiếp tục dẫn dắt sự gia tăng mạnh mẽ trong thương mại điện tử và tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng “chuyển sang kỹ thuật số”, vừa cung cấp, vừa mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, vừa nâng thị phần trực tuyến của thương mại bán lẻ toàn cầu từ 14% vào năm 2019 lên 17% vào năm 2020.
- Details
- Category: Kỹ Năng Marketing
- Hits: 900
- 10 lời khuyên giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển ngày nay
- 5 kỹ năng mà một CMO cần thể hiện để trở thành Giám đốc điều hành
- Tại sao Tối ưu hóa Trang web là Điều quan trọng trong Kỷ nguyên Kỹ thuật số
- 6 mẹo SEO của Google dành cho các trang web thương mại điện tử
- Xây dựng lòng trung thành của khách hàng trong 6 bước
Page 2 of 267