Đây là tháng tăng thứ 4 liên tiếp của chỉ số PMI và là tháng thứ 6 chỉ số này trên ngưỡng 50 điểm. Số đơn hàng mới tăng nhanh nhất trong 1 năm qua.

Tháng 5, chỉ số PMI đã tăng từ mức 52.3 điểm trong tháng 4 lên 52.7 điểm, cho thấy sức khỏe lĩnh vực sản xuất đã cải thiện rất tốt.

Đây là tháng tăng thứ 4 liên tiếp của chỉ số PMI và là tháng thứ 6 chỉ số này vượt trên ngưỡng 50 điểm.

Trước đó, mức 52.3 của tháng 4 cũng là mức cao nhất trong 3 quý.

nganhsx

Nhân tố chính dẫn đến sự cải thiện các điều kiện kinh doanh gần đây là mức tăng đáng kể của số lượng đơn đặt hàng mới. Số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn đã kéo sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng, giữ đà tăng tháng thứ 6 liên tiếp.

Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 1 năm qua (kể từ tháng 7/2015) và là một trong những mức tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, mặc dù với mức độ yếu hơn so với tháng 4.

Để đáp ứng lượng đơn đặt hàng mới, các doanh nghiệp đã tăng mạnh sản xuất, tuyển thêm nhân viên và mua nhiều hàng hơn.

Hoạt động mua hàng tăng lên khiến tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 5 tăng tháng thứ hai liên tiếp và là nhanh nhất kể từ tháng 8/2014, áp lực lạm phát vì thế càng cao hơn.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, công ty thu thập kết quả khảo sát Markit cho biết: "Dữ liệu PMI mới nhất của Việt Nam đã vẽ nên một bức tranh sáng lạn về sức khỏe của lĩnh vực sản xuất. Mức tăng số đơn đặt hàng mới là điểm nhấn của kết quả chỉ số PMI tháng 5 và sẽ dẫn đến sự cải thiện tiếp theo về sản lượng và việc làm trong những tháng tới".

Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index™ (PMI™) Việt Nam): Là một chỉ số tổng hợp được xây dựng để cho một đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trò như một chỉ số hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.

Kết quả chỉ số PMI™ dưới 50.0 cho thấy nền kinh tế sản xuất nhìn chung giảm sút; trên 50.0 có nghĩa nhìn chung là phát triển. Kết quả chỉ số 50.0 là không có sự thay đổi. Mức chênh lệch so với 50.0 càng lớn thì tốc độ thay đổi mà chỉ số báo hiệu sẽ càng lớn.

Chỉ số PMI ngành sản xuất tại Việt Nam của Ngân hàng HSBC được xây dựng trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ các nhà quản trị mua hàng tại khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.

Công ty Markit, một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu, thay mặt Ngân hàng HSBC thực hiện cuộc khảo sát này từ tháng 4.2011, đưa ra các dự báo sớm về các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam.

Thành phần tham gia khảo sát được phân theo tiêu chuẩn phân ngành chuẩn (SIC), theo quy mô công ty và dựa trên sự đóng góp của nhóm hàng vào ngành sản xuất của Việt Nam.

Hồng Hà

Theo Trí Thức Trẻ

Pin It
Arthur Schopenhauer - Triết gia Đức

"Người ta nhìn thấy một thế giới hạn hẹp bởi chính cái tầm nhìn hạn hẹp của mình."

User Menu