Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tiềm năng của các nền tảng ít lập trình low-code, no-code (LCNC) trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phát triển phần mềm và ứng dụng.

Những giải pháp này thật sự cần thiết với các doanh nghiệp Việt bởi vô số lợi ích mà nó mang lại trong nhiều lĩnh vực, điển hình như tiếp thị và tự động hóa.

Việc đẩy mạnh Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang đặt ra bài toán về phát triển những giải pháp tùy chỉnh có thể giải quyết các yêu cầu đặc biệt khi Số hóa. Điều này dẫn đến sự gia tăng của nhóm “Lập trình viên Phổ thông” (citizen developers) – Những người với rất ít hoặc thậm chí không có kinh nghiệm lập trình – tự tạo ra ứng dụng để cải thiện năng suất làm việc và phục vụ cho quy trình kinh doanh hiện có.

Trước đây, bên cạnh việc sử dụng phần mềm của bên thứ ba, các doanh nghiệp thường tuyển dụng hoặc thuê lập trình viên để giải quyết những yêu cầu về phần mềm; các lựa chọn này đều không hiệu quả về mặt thời gian và chi phí. Nhưng bây giờ, những nền tảng low-code, no-code đang dần thay đổi cục diện.

Thay Đổi Cuộc Chơi

Nền tảng low-code, no-code là những công cụ phát triển phần mềm trực quan, cho phép cả Lập trình viên Chuyên nghiệp và Phổ thông có thể dễ dàng kéo thả cũng như kết nối những thành phần cơ bản lại với nhau để tạo ra một ứng dụng chạy được trên di động và website.

Những khái niệm về low-code, no-code còn khá mới mẻ với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam. Không nhiều doanh nghiệp nhận thấy tiềm năng của những nền tảng này để tích cực áp dụng vào quá trình Chuyển đổi Số.

Việc xây dựng ứng dụng hay phần mềm mới phụ thuộc rất nhiều vào nhân sự IT nội bộ, hoặc thuê ngoài các bên thứ ba. Tuy nhiên, cung không đủ cầu, số lượng lập trình viên có tay nghề chưa thỏa mãn được cơn khát của thị trường, dẫn đến gánh nặng chi phí nhân công vô cùng đắt đỏ với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ – vốn chiếm đến 98% tại Việt Nam. Do đó, họ phải tìm đến một giải pháp thứ ba để giảm tải chi phí.

Vô Số Lợi Ích

Theo báo cáo từ Gartner, dự báo vào năm 2024, khoảng 80% các sản phẩm công nghệ sẽ được tạo ra bởi nhóm người dùng không chuyên kỹ thuật như Lập trình viên Phổ thông, Kỹ thuật viên kinh doanh và Trí tuệ nhân tạo. Công cuộc chuyển đổi sang các nền tảng LCNC đã được khởi động, những doanh nghiệp Đông Nam Á cần tận dụng cơ hội này để tìm kiếm lợi thế dẫn đầu.

Sự bùng nổ của công nghệ, cũng như xu hướng Số hóa mạnh mẽ đã thôi thúc nhu cầu rút ngắn chu trình tạo ra sản phẩm. Theo Statista, 29% doanh nghiệp nhận thấy phát triển ứng dụng low-code, no-code nhanh hơn từ 40-60% so với những phương pháp thông thường.

Đồng nghĩa với việc, nền tảng LCNC chính là câu trả lời cho bài toán vừa nêu. Các giải pháp này giúp giảm thời gian hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường bằng cách lược bỏ những quy trình phức tạp trong phát triển phần mềm, chỉ tập trung giữ lại giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX) thân thiện.

Chưa hết, lợi ích nhận được không chỉ dừng lại ở hiệu quả về mặt chi phí và chu trình sản xuất. Nền tảng LCNC có thể cải thiện đa dạng nhiều quy trình khác nhau bao gồm cả tự động hóa và tiếp thị.

Hãy thử tưởng tượng một ứng dụng di động có thể mang đến trải nghiệm tối ưu, từ nội dung, thông báo, cho đến các chương trình khuyến mại đều được thiết kế riêng cho khách hàng - điều tưởng chừng chỉ có thể được thực hiện bởi các nhà phát triển phần mềm độc lập (ISV) hay các công ty phần mềm.

Khi đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng giữ chân khách hàng, tăng mức độ hài lòng của khách với thương hiệu, và tạo ra tăng trưởng về doanh thu.

LCNC cũng sẽ là “cú huých” cho những khách hàng còn đang phân vân. Các mô-đun về dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng được phát triển để bổ sung cho các kênh tiếp thị truyền thông, từ đó gầy dựng lòng tin nơi khách hàng, để họ quyết định sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Một biểu mẫu thu thập ý kiến của khách hàng sau khi mua sắm có thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp tìm hiểu suy nghĩ và thói quen của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm với thương hiệu. Ngoài Marketing, các doanh nghiệp có thể sử dụng LCNC để tự động hóa mọi quy trình, từ đơn giản đến phức tạp.

Ảnh Hưởng To Lớn

Một khảo sát của Zoho cho thấy các doanh nghiệp đang sử dụng những nền tảng LCNC cho mình mục đích: 45% dùng vào Số hóa thông tin kinh doanh, 32% dùng để tự động hóa công việc, và 25% để phát triển các ứng dụng tương tác với khách hàng. Giao diện và thao tác người dùng thân thiện, không yêu cầu cao về mặt vận hành, và khả năng đáp ứng hàng loạt mục đích sử dụng của doanh nghiệp đã biến nền tảng LCNC trở thành công cụ vô giá để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Hiện nay, những doanh nghiệp đã áp dụng các nền tảng công nghệ hợp nhất với khả năng phát triển LCNC đang gặt hái quả ngọt từ quyết định đầu tư của mình, và vượt lên chiếm ưu thế cạnh tranh. Khi nền tảng LCNC ngày càng hoàn thiện, công nghệ có khả năng tác động đến tổng thể, giúp quản lý, kiểm tra, và tuân thủ nhiều hơn. Doanh nghiệp không thể bỏ qua những lợi ích to lớn của nền tảng LCNC – Công cụ quan trọng bậc nhất cho những Giải pháp công nghệ.

Bất cứ nền tảng công nghệ nào cũng có những điểm mạnh và thiếu sót cần cải thiện. Với LCNC, nền tảng này có thể chưa thật sự tối ưu trong trường hợp bạn có dữ liệu do máy tạo ra thay vì dữ liệu do con người phát triển. Khi có sự tham gia của con người, quy trình và giao diện người dùng, nền tảng LCNC sẽ phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn.

Hơn thế, khả năng tích hợp với những ứng dụng và hệ thống hiện có chính là lợi thế cạnh tranh giúp các nền tảng LCNC bùng nổ. Chúng cho phép người dùng tiếp tục nâng cấp ứng dụng mà không cần nhiều khâu chuyển đổi phức tạp nếu được lên kế hoạch tốt.

Khi thế giới đang dần phục hồi sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và lợi ích của Chuyển đổi Số. Tăng năng suất của nhân viên, hỗ trợ ra quyết định, linh hoạt sắp xếp công việc, bên cạnh đó là các hoạt động hỗ trợ đa kênh để khách hàng hài lòng, tất cả đã mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp.

Nền tảng LCNC sẽ còn tiến xa hơn nữa trong tương lai, doanh nghiệp nào biết nắm bắt công nghệ này sẽ vượt lên dẫn đầu thị trường.

Dương Quỳnh Chi
PR Executive @ EloQ Communications

Ngạn ngữ Anh

"Có người đi hết rừng mà vẫn không tìm thấy củi"

User Menu