Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện nghiên cứu và vừa công bố phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19”.

Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.

Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện nghiên cứu và vừa công bố phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19”.

Báo cáo cũng chỉ ra các xu hướng đã diễn ra trong năm 2021 từ số liệu thu thập trên các nền tảng thương mại điện tử, bao gồm: xu hướng hưởng ứng các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), mua sắm hàng bách hóa trên sàn thương mại điện tử, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới, sự đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ, cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Phân tích sâu vào những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng năm 2021, báo cáo ghi nhận độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.

Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Người dùng Việt Nam đang dành nhiều thời gian trên các nền tảng TMĐT hơn

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.

Nhờ phân tích những thay đổi trong đối tượng nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử đã thu hút nhiều nhà bán từ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG (tương quan với nhu cầu gia tăng) và nhà bán phi thành thị hơn trước.

Báo cáo cũng đưa ra nhiều sáng kiến từ các nền tảng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ, giữ chân nhà bán hàng, đồng thời giúp họ nắm bắt những khác biệt cốt lõi giữa kinh doanh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline).

Trong đó, sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến chính là trải nghiệm và kết nối. Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm, môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng.

Và chiến lược Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí – với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, trò chơi trực tuyến, đánh giá sản phẩm thực tế…, chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này.

Các yếu tố tạo dựng sự khác biệt cho các nền tảng bao gồm: sức mạnh từ việc đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nội bộ, hay các sáng kiến vì xã hội và cộng đồng.

Điển hình như việc duy trì giao hàng trong khoảng thời gian giãn cách nghiêm ngặt từ tháng 7 đến tháng 9/2021 đã hỗ trợ cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng; và những nhận định như “có trách nhiệm”, “nhân ái” hoặc “đạo đức” sẽ giúp các nền tảng thương mại điện tử để lại thiện cảm lâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng.


Các tiêu chí mà người dùng quan tâm khi mua hàng TMĐT

Theo Lazada, để duy trì cơ hội tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến, người bán hàng mới hoặc đã tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nên xem xét các xu hướng được dự báo.

Các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động Shoppertainment sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.

Nội dung do người dùng sáng tạo sẽ trở nên quyền lực hơn bao giờ hết: Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội có tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng chia sẻ thêm các nội dung/nhận xét liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hoá kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng.

Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn cũng như gói hỗ trợ từ nền tảng thương mại điện tử là cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Sự đa dạng hoá phương thức thanh toán mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn: Để tăng cường sự tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) trong thời gian tới.

Cá nhân hoá nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khoá để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng. Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Nguồn:Internet

Pin It
Albert Einstein

"Khó khăn không thể được giải quyết bởi chính cái tư duy đã tạo ra nó."

User Menu