Trong năm 2021, thị trường bán lẻ Việt Nam chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, đã chứng kiến mức tăng trưởng âm 8% so với năm 2020 (theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam). Các chuỗi cửa hàng bán lẻ thuộc kênh hiện đại (MT) cũng bị ảnh hưởng.

Trong năm 2021, thị trường bán lẻ Việt Nam chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, đã chứng kiến mức tăng trưởng âm 8% so với năm 2020 (theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam). Các chuỗi cửa hàng bán lẻ thuộc kênh hiện đại (MT) cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến những sự thay đổi lớn về cơ cấu vận hành. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng thể về sự thay đổi ở kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong năm vừa qua.

BHX và Winmart+ thống lĩnh thị trường:

Trong năm vừa qua, thương hiệu Bách Hóa Xanh và Winmart+ tiếp tục tăng trưởng tốt. Mặc dù có thị trường chính là miền Nam, tuy nhiên số cửa hàng hiện tại của Bách Hóa Xanh là 2,147 (tính đến tháng 3/2022), tăng gần gấp đôi so với năm 2020. Winmart+ (tên hiện tại của Vinmart+), sau khi được Masan tiếp quản từ Vingroup, đã hoàn thành tái cấu trúc và hiện tại có khoảng 2,600 cửa hàng trên toàn quốc. Chợ truyền thống trước đây là nơi chủ yếu để mua thực phẩm tươi sống, tuy nhiên xu hướng này đang chuyển dần sang các chuỗi cửa hàng hiện đại.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm tăng mạnh về số lượng

Bán lẻ dược phẩm là ngành tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong năm qua. Nổi bật nhất trong số đó là Pharmacity với số lượng cửa hàng sẽ vượt ngưỡng 1,000 trong năm 2022. Ngoài ra, tổng số cửa hàng của ba chuỗi lớn nhất (Pharmacity, Long Châu, và An Khang) đã tăng gấp đôi so với năm trước. Đây là xu hướng tăng trưởng tất yếu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam vốn ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe sau đại dịch Covid-19.

Chuỗi cửa hàng ministore tiếp tục giảm

Các chuỗi cửa hàng ministore như Miniso và Mumuso, sau thời kỳ tăng trưởng đã liên tục giảm số lượng trong 2 năm liên tiếp. Các chuỗi cửa hàng này chủ yếu dựa vào việc bán hàng số lượng lớn với giá rẻ có thể sẽ cần điều chỉnh lại mô hình kinh doanh do tác động của Covid-19 dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng khách đến mua trực tiếp tại cửa hàng.

Xu hướng phát triển của kênh bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử:

Covid-19 đang dần thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng khi doanh số bán hàng trực tuyến thông qua website hoặc các nền tảng thương mại điện tử (Lazada, Shopee, v.v.) của các cửa hàng bán lẻ ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là ở các ngành hàng công nghệ thông tin, mẹ và bé, thời trang. Điều này cũng được thể hiện qua sự suy giảm hoặc không tăng trưởng về số lượng các cửa hàng bán lẻ nói chung trong năm vừa qua. Bảng số liệu dưới đây cung cấp các thông tin về lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử từ Quý 1 đến Quý 3 năm 2021. Trong đó, ngành hàng điện tử, công nghệ thông tin chủ yếu được tìm kiếm trên nền tảng web, trong khi các ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, mẹ và bé chủ yếu được tìm kiếm trên nền tảng ứng dụng.

Kết luận:

Tôi tin rằng kênh bán hàng hiện đại (MT) và bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục là xu hướng chính trong năm 2022. Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ sẽ ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc đa dạng hóa kênh bán/ phân phối hàng hóa, đặc biệt là kênh trực tuyến cùng với đó là nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý khách hàng (CRM).

Kurokawa Kengo
Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Pin It
Peter Drucker

"Doanh nghiệp có hai chức năng, và chỉ có hai mà thôi: marketing và sáng tạo. Marketing và sáng tạo làm ra kết quả. Những thứ khác chỉ là chi phí."

User Menu