Dù đang nhen nhóm dự định kinh doanh nhà hàng hay đã và đang mở nhà hàng ăn uống thì 7 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng dưới đây là khá thiết thực giúp vận hành nhà hàng phát triển hiệu quả hơn. Khi nào rảnh, hãy bỏ ra 30 phút café, rồi ngồi đọc ngẫm lại xem bạn đã làm đủ 7 điều này chưa nhé.

7 LƯU Ý CẦN NHỚ KHI KINH DOANH NHÀ HÀNG

1. KINH DOANH NHÀ HÀNG VÀ VẤN ĐỀ THỰC ĐƠN

Thực đơn là vấn đề đầu tiên mà tất cả các chủ nhà hàng phải đối mặt khi trước khi bắt đầu mở nhà hàng ăn uống. Một thực đơn tốt là thực đơn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh nhà hàng được cân bằng, các món ăn có giá cả hợp lý. Đồng thời, thực đơn nên có một chủ đề nhất quán, không nên có quá nhiều hoặc quá ít hạng mục.

Thay vì đưa ra một thực đơn quá dài, rối mắt, bạn nên cân nhắc rút gọn lại, đưa ra những món ăn là thế mạnh, sở trường của nhà hàng. Hãy tập trung làm thật tốt những món ăn đó, thay vì dàn trải quá nhiều những món ăn không cần thiết. Hãy lựa chọn một thực đơn phù hợp với chiến lược kinh doanh nhà hàng của bạn, hãy cho mọi người biết được nhà hàng của bạn kinh doanh những gì, đâu là món ăn chủ đạo mà nhà hàng đang hướng đến.

Khi lên kế hoạch xây dựng và thiết kế thực đơn, nên xác định kích thước chính xác, cách sắp xếp và trang trí thực đơn sao cho phù hợp. Thực đơn không nên quá dày vì sẽ mất thời gian thiết kế, hoàn thiện, nhưng lại không có tính tập trung vào những món ăn chủ chốt của nhà hàng. Các danh mục thực đơn không nhất thiết phải cho thêm hình ảnh những nguyên liệu làm nên món ăn đó vào. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm cho thực đơn sống động hơn, kích thích giác quan của khách hàng thì có thể cho hình ảnh của các nguyên liệu chính vào.

kinh doanh nha hang 2

Kinh doanh nhà hàng cần có chiến lược thực đơn phù hợp

Nhiều chủ nhà hàng khi mới bắt đầu kinh doanh thường nghĩ sẽ làm thật nhiều món để đáp ứng được nhu cầu khác nhau khách. Nhưng đây là quan điểm sai lầm khi mở nhà hàng mà khá nhiều người gặp phải. Bởi khi thực đơn quá dàn trải, đồng nghĩa với việc bạn phải nấu nhiều món ăn cùng 1 lúc. Điều này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức chế biến hơn, bạn sẽ không còn thời gian chế biến món ăn cho những khách hàng khác. Nó sẽ khiến cho chất lượng phục vụ của nhà hàng giảm đi nhiều.

Tóm lại, để kinh doanh nhà hàng hiệu quả thì thực việc lên thực đơn cũng là một chiến lược. Và khi lên thực đơn cho nhà hàng, bạn cần chú ý những điều sau:

+ Tập trung vào các món ăn thế mạnh của nhà hàng, nhóm các món ăn có lợi nhuận cao nhất với nhau.

+ Không sử dụng ký hiệu đô la.

+ Thiết kế thực đơn thu hút, thông qua hình ảnh và cách trang trí sáng tạo nhưng phải đảm bảo đơn giản và dễ hiểu.

+ Nên cập nhật giá cả và thực đơn thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần

+ Hãy đào tạo để nhân viên ghi nhớ toàn bộ thực đơn để có thể tư vấn cho khách hàng khi khách cần trợ giúp lựa chọn món ăn.

+ Hãy đặt thực đơn trên website của nhà hàng để khách hàng tiện theo dõi và tìm hiểu về các món ăn. Với xu hướng đặt bàn online như hiện nay, chắc chắn bạn sẽ thu thút được rất nhiều khách hàng quan tâm trên website đấy.

2. KINH DOANH NHÀ HÀNG CẦN ĐỂ LẠI NHỮNG ẤN TƯỢNG ĐẶC BIỆT

NH1

Phong cách phục vụ không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công khi mở nhà hàng. Cách tạo sự ấn tượng và khác biệt của nhà hàng so với những đối thủ khác mới là điểm nhấn thành công. Hãy suy nghĩ cách để đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng, để họ luôn muốn ghé qua nhà hàng của bạn mà không phải là bất kỳ nhà hàng nào khác.

Mang đến cho khách hàng những món ăn ngon, chất lượng dịch vụ tuyệt vời và khác biệt là con đường giúp bạn đến được với thành công nhanh nhất như Burger King đã từng nói: “Bạn sẽ có nó theo cách của bạn”. Chất lượng món ăn và cách phục vụ tốt sẽ giúp nhà hàng của bạn dễ dàng kết nối được với cảm xúc của khách hàng, giúp họ nhớ đến nhà hàng dài lâu hơn.

3. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG ẤN TƯỢNG

Tạo được ấn tượng lần đầu tốt đẹp với khách là chìa khóa thành công khi mở nhà hàng. Món ăn của bạn dù có ngon đến đâu nhưng nếu dịch vụ chăm sóc, phục vụ khách hàng kém cỏi sẽ để lại ấn tượng xấu, khách có thể sẽ không quay lại nhà hàng thêm bất kỳ lần nào nữa.

Hãy bắt đầu từ việc quản lý và nhân viên phục vụ phải được đào tạo những kỹ năng làm khách hàng cảm thấy ưng cái bụng. Khi bước vào nhà hàng, họ được chào đón, được phục vụ nhiệt tình, nhân viên phục vụ thì vui vẻ, nói chuyện dễ mến, ưng xử khéo léo… thì chắc chắn là khách còn quay lại nhà hàng dài dài. Đồng thời, họ cũng chẳng ngại giới thiệu bạn bè ghé qua nhà hàng của bạn. Chia sẻ những địa điểm ăn ngon, những nhà hàng phục vụ tốt vẫn là điều chúng ta thường làm với bạn bè của mình mà đúng không?

Nói thì dễ, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể phục vụ khách hàng tận tình, viên mãn được. Đôi khi, sẽ không tránh khỏi những tình huống làm khách hàng tức giận, hay những khách quá “lầy”. Hãy bình tĩnh xử lý những tình huống đó thật khéo léo để không làm mất lòng những thượng đế đó và không làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của nhà hàng mà bạn đã mất nhiều công xây dựng.

4. QUẢN LÝ KINH DOANH NHÀ HÀNG

NH4

Bạn cần biết cách quản lý, phân tích vấn đề kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận. Nếu muốn mở rộng và phát triển hệ thống nhà hàng lớn mạnh thì hãy chú ý tính toán các vấn đề sau:

+ Tính toán đến số lượng bữa ăn, số lượng khách có thể phục vụ mỗi ngày là bao nhiêu?

+ Theo dõi thực đơn, để cập nhật, lựa chọn thời gian nào, món ăn nào nên “đào thải” ra khỏi thực đơn, món ăn nào có thể bổ sung thêm vào?

+ Lựa chọn được món ăn đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà hàng.

+ Chi phí để tạo ra mỗi món ăn là bao nhiêu? Lợi nhuận của mỗi món ăn đó thế nào?

+ Tính toán ngân sách chi cho lao động xem chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh số kinh doanh của nhà hàng?

+ Mục tiêu doanh số kinh doanh của bạn là gì? Mỗi tuần kinh doanh trôi qua bạn lãi hay lỗ bao nhiêu?

Nói thì dễ, nhưng việc quản lý nhà hàng, hạch toán chi phí, lãi lỗ nhà hàng là một bài toán khá “váng đầu”, khi mà phải rà soát vài trăm hạng mục, từ vài nghìn, cho đến vài trăm triệu. Đừng mất thời gian vào ghi chép sổ sách, hãy bỏ ra vài triệu mua một phần mềm quản lý uy tín, ví dụ như phần mềm quản lý bán hàng Sapo chẳng hạn. Tin mình đi, bạn cứ dùng thử nó miễn phí 15 ngày sẽ biết quản lý bằng công nghệ lợi hại như thế nào.

5. MARKETING TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG LÀ ĐIỀU BẮT BUỘC

Trong thời buổi công nghệ phát triển, việc marketing nhà hàng là điều hết sức cần thiết. Cần, nhưng phải áp dụng tỉnh táo để tránh những cạm bẫy do thiếu sót trong khâu marketing gây ra. Hãy luôn lưu ý các vấn đề:

+ Hãy chính thức hóa các tiêu chuẩn thương hiệu của nhà hàng như logo, đồ họa, nhiệm vụ, hướng dẫn,…

+ Xác định thời gian bắt đầu, thời gian thực hiện, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện một kế hoạch tiếp thị.

+ Tạo website nhà hàng Responsive (đáp ứng hiển thị tốt trên mọi thiết bị) và giao diện bắt mắt, chiếm lấy cảm xúc người xem ngay từ những giây đầu tiên.

+ Tham gia quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và tiếp thị kỹ thuật số.

+ Xây dựng một cơ sở dữ liệu email khách hàng và các chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng trung thành.

Việc tiếp thị, quảng cáo sẽ giúp hình ảnh nhà hàng của bạn được truyền bá rộng rãi hơn và đem lại lợi nhuận tương xứng. Vì thế, hãy luôn dành những khoản tiền nhất định cho việc marketing nhé!

6. ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG

NH6

Con người là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công khi kinh doanh nhà hàng. Hầu hết những nhà lãnh đạo thành công đều chú trọng đến việc đào tạo nhân viên của mình. Một nhân viên lười nhác, không đủ năng lực có thể ảnh hưởng rất nhiều đến bạn và những nhân viên khác. Vì thế, khi thuê nhân viên, bạn cần đào tạo bài bản theo một trình tự có sẵn bao gồm những mục tiêu mà họ phải đạt được và chế độ lương thưởng cụ thể dành cho họ để họ phát huy được hết năng lực của mình.

Hãy truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên của bạn cũng như đội ngũ quản lý. Hãy đào tạo để họ có kỹ năng xử lý mọi tình huống có thể phát sinh. Hãy chắc chắc rằng đội ngũ nhân viên của mình đủ nhiệt tình và đam mê để theo đuổi mục tiêu của họ và tuân thủ các quy tắc bạn đã đưa ra.

Thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý vững chắc để mọi người cùng xây dựng, cùng phát triển và có trách nhiệm trong công việc chung. Đặc biệt, đội ngũ quản lý phải làm gương mẫu và phải biết cách điều hành nhà hàng bất cứ khi bạn vắng mặt.

7. KINH DOANH NHÀ HÀNG THÀNH CÔNG CHỈ KHI NGUỒN TÀI CHÍNH ĐÃ SẴN SÀNG

NH7

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh nhà hàng diễn ra thuận lợi, bạn cần phải chuẩn bị một nguồn vốn ít nhất là đủ để nhà hàng hoạt động được trong vòng 1 năm. Ngoài ra, nên dự trù một nguồn tài chính riêng để chi trả những khoản phát sinh bất ngờ.

 

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Nếu không có đủ ngân sách thì một ý tưởng dù hay đến mấy cũng không thể cất cánh"

User Menu