Tiếp thị thành công không cần phải phức tạp. Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ, nhưng tiếp thị đem lại vô số những thách thức thú bị để định vị công ty bạn theo cách thể hiện được giá trị vượt trội đối với khách hàng và các đối thủ đáng gờm. Dù bạn là doanh nhân mới hay kỳ cựu, thì những chiến thuật sau (nếu làm đúng) cũng sẽ giúp bạn vững bước trên hành trình doanh nhân vì bạn sẽ xây dựng được công ty triệu đô đầu tiên.
1. Tiếp thị liên kết
Là một nhà tiếp thị liên kết, bạn có thể nói rõ mình sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho mỗi vụ bán hàng mà ai đó tạo ra được cho mình. Nếu kinh doanh dựa trên sự chênh lệch tỷ giá đơn giản, thì bạn có thể đặt mức hoa hồng dưới mức lợi nhuận tổng cho mỗi vụ mua bán. Ở mức giá này, bạn muốn những người khác quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình càng mạnh và càng thường xuyên càng tốt. Nhưng theo cách đó, bạn có thể bị các đối thủ đánh bại về giá.
Để có thể thu hút đúng các đối tác, bạn cần đưa ra mức chi trả hào phóng cho mỗi vụ bán hàng. Để mở rộng ngân sách tiếp thị liên kết của mình, bạn sẽ muốn xem giá trị suốt đời của một khách hàng. Biết rằng khách hàng bình thường của bạn sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn 12 lần trong suốt cuộc đời họ sẽ cho phép bạn dễ dàng nhân lên tỷ lệ hoa hồng liên kết trong khi vẫn duy trì được lợi nhuận lâu dài.
2. Thu hút bằng email và chăm sóc khách hàng tiềm năng
Email có vẻ là phương tiện giao tiếp nguyên thủy khi mà hiện nay chúng ta đã có các mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn nhanh, nhưng nó vẫn là cách hiệu quả nhất để kết nối với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Theo ExactTarget, "Với mỗi 1 đô la đầu tư vào tiếp thị qua email, thì sẽ thu về được trung bình 44,25 đô la". Đối với các nhà tiếp thị, email là cách đầu tư ngân sách hay nhất.
Với việc dùng phân khúc khách hàng và hành động nhanh, bạn có thể tạo ra những chiến dịch email nhằm cung cấp cho người mua thông tin kịp thời và dần dần chuyển họ vào chiếc phễu bán hàng. Điều này giúp củng cố nhận diện thương hiệu và cho phép bạn nắm giữ lại các giá trị đã đánh mất từ những khách hàng đòi hỏi nhiều điểm tiếp xúc trước khi mua hàng.
3. Đối tác chiến lược
Khi công ty phát triển, tiếp thị có nhiệm vụ đem lại khách hàng mới để mở rộng qui mô.
Các doanh nhân thiếu ngân sách tiếp thị dồi dào nên đầu tư công sức và thời gian vào các mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty có cùng các lý tưởng và có khách hàng tương tự nhưng không trùng nhau. Ví dụ, một công ty bán lẻ vải sợi có thể tiếp cận với hàng ngàn khách hàng mới bằng cách hợp tác với một nhãn hiệu sản xuất giày tất. Họ có các cơ hội để thực hiện các chiến dịch tiếp thị chéo hoặc tiếp thị độc quyền để cả hai doanh nghiệp đều có vai trò nổi bật.
4. Tạo đòn bẩy bằng những người có ảnh hưởng
Giống như các mối quan hệ chiến lược, tiếp thị bằng những người có ảnh hưởng cho phép bạn tiếp cận ngay được với khán giả đã có sự gắn kết. Sự chứng thực từ một người nổi tiếng trên mạng Twitter có thể giúp bạn tiến xa. Trên mạng Facebook, Mark Zuckerberg chỉ đơn giản chia sẻ những gì anh ta sẽ đọc cũng có thể là chất xúc tác giúp bán được hàng chục ngàn cuốn sách. Trên Tube, khai thác đúng những người có ảnh hưởng có thể giúp bạn tạo dựng được một thương hiệu được ưa thích hơn nhờ sức mạnh từ những lời giới thiệu của người thân quen.
Tạo sự hiện diện của chính bạn trên mạng xã hội là một công việc vất vả đòi hỏi thời gian và sự tận tâm. Để có được lượng người theo dõi lớn trong một khoảng thời gian ngắn , hãy kết nối với những người có ảnh hưởng có thể có đủ niềm yêu thích đối với sản phẩm của bạn để quảng bá nó một cách tự nhiên hoặc có thù lao.
5. Không ngừng tối đa hóa tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển thành khách hàng thực
Khi bạn đầu từ vào việc có thêm ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng rơi vào phần đỉnh của chiếc phễu tiếp thị và dùng email để tăng sự thu hút của thương hiệu đối với các khách hàng, bạn cũng muốn không ngừng tối đa hóa tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực.
Hãy luôn kiểm tra cách bố trí trang đích, các hình ảnh và sao chép. Loại bỏ các bước để rút ngắn quá trình chuyển đổi hoặc chủ tâm thêm vào các thành phần của trải nghiệm người dùng để đảm bảo những người truy cập trang web có đúng lượng thông tin họ cần trước khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
(Dịch từ Entrepreneur)
Theo Hoclamgiau