Nếu và khi nào bạn cố tăng nguồn vốn đầu tư cho một công ty mới, bạn sẽ gặp rất nhiều lời khuyên mâu thuẫn nhau khi viết kế hoạch kinh doanh.
Vấn đề đầu tiên bạn cần nhận ra là kế hoạch kinh doanh tồn tại là để tăng số tiền lên. Đừng dựa vào nó để dự đoán tương lai hay để điều hành công ty khi bạn đã nhận được tiền.
Sau đó, đương nhiên bạn sẽ phải viết kế hoạch để thuyết phục những người ủng hộ mình, không phải gia đình hay hàng xóm của bạn, hay thậm chi chính bản thân bạn.
Cứ cho là bạn có một ý tưởng tốt cho một sản phẩm hay dịch vụ có thể thoả mãn một nhu cầu xác định (nếu bạn không có thì không cần đọc tiếp). sự rạn nứt tai hại trong hầu hết các kế hoạch kinh doanh là thiếu tính thực tế. Ví dụ như:
1. Quá tin vào giả định.
Khi đọc một kế hoạch kinh doanh ai đó chỉ viết rằng họ thực tế không biết sẽ bán được bao nhiêu sản phẩm trong hai năm đầu tiên, ngoài ra không còn gì khác nữa, chắc hẳn đó là một người thiếu thực tế, chỉ sống với những giả định chưa chắc đã có thực.
2. Thiếu vắng sự lo sợ một cách không thực tế.
Những người can đảm khởi sự công ty riêng thật đáng ngưỡng mộ. Thế nhưng đừng nên lẫn lộn giữa can đảm và không lo sợ. Chẳng hạn, lo sợ thất bại là tích cực và cần phải thể hiện trong kế hoạch. Các nhà đầu tư mạo hiểm biết rằng đó là động lực mạnh nhất để đi qua những năm đói kém.
3. Cái nhìn thiếu thực tế đối với đối thủ cạnh tranh.
Đừng sử dụng kế hoạch của mình để đánh giá sai những yếu điểm của đối thủ cạnh tranh. Hãy dành cho đối thủ cạnh tranh sự tín nhiệm mà họ đáng được ghi nhận. Vì xét cho cùng họ cũng đã hoạt động trước bạn. Nếu bạn mãi đánh bóng hay bỏ qua thực tế cạnh tranh, nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ tự hỏi liệu bạn còn có bỏ qua vấn đề nào khác.
4. Quá dựa vào tiền. Các ý tưởng (chứ không phải tiền) mới giải quyết các vấn đề.
Tiền chỉ củng cố các giải pháp. Thật đáng lo ngại nếu chiến lược tìm kiếm khách hàng duy nhất của một kế hoạch kinh doanh ghi là: “400.000 USD cho quảng cáo”. Sẽ chẳng có đủ tiền trên thế giới để ném vào những vấn đề mà một công ty mới sẽ phải đối mặt.
5. Đừng nảy sinh tình cảm đối với bản kế hoạch.
Kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là những bản kế hoạch dài dòng và tỉ mỉ, có xu hướng thể hiện cái tôi cá nhân. Mỗi trang liên quan đến số trang trước như thể chúng được khắc trên đá chứ không phải in trên giấy. các nhà đầu tư sẽ biết ngay kế hoạch sẽ đi đâu về đâu nếu bạn thông đồng ở trang số 1 – nó sẽ đi vào thùng rác của họ.