Những nhà sản xuất hàng đầu bật mí điều gì làm nên thành công của họ trên chặng đường kinh doanh đầy cam go?

Hãy cùng theo dõi những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn rút ra được nhiều bài học lớn và xác định được lối đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình nhé.

luat-dan-dau1

Nguyên tắc 1: theo dõi nhân viên

Theo dõi nhân viên bằng cách tổ chức một phân xưởng có một loạt những thử thách từng bước một, mỗi thử thách có những yêu cầu được vạch ra rõ ràng và thời hạn gấp rút để hoàn thành công việc. Những cột mốc trung gian và những cơ hội họ tạo để ăn mừng những chiến thắng tạm thời sẽ kích thích tài năng của con người phát triển mạnh.

Nguyên tắc 2: thiết lập một kết cấu kinh doanh không gò bó.

Những công ty lớn vẫn có thể tận dụng lợi thế của những công ty nhỏ hơn bằng cách chia nhỏ nhân viên thành những nhóm, những bộ phận. Hoặc là đặt những phòng thí nghiệm nghiên cứu trong rừng, tránh xa những văn phòng gần trung tâm đầy xô bồ. Thermo Electron, đặt tại Waltham, Massachusetts, là một công ty kĩ thuật cao, đã chuyển 8 bộ phận trong tổng côg ty thành các công ty cổ phần hoạt động độc lập. Họ bán mọi thứ từ cao dán có hương thơm đến dụng cụ đo mức độ ô nhiễm và thiết bị phát hiện khối u ở ngực. Mặc du Thermo nắm giữ đa số cổ phần của những công ty trên, nhưng vị CEO của công ty cư xử như những tổng quản lý của các bộ phận ban đầu. 7-12% cổ phần trong mỗi một công ty mới được xem như số cổ phần được mua bán tự do của ban điều hành công ty. Ban điều hành chính của Thermo không thể áp đặt cách làm lên bất cứ công ty nào thuộc đại gia đình Thermo. Công ty kỳ vọng sẽ chuyển 10 bộ phận nữa thành các công ty độc lập vào thập kỉ tiếp theo.

luatnu2

Nguyên tắc 3: tập trung kinh doanh những nơi đem lại cổ tức cao nhất.

Hầu hết các thủ tục ràng buộc là những thủ tục quan trọng trong suốt chặng cuối nỗ lực phát triển sản phẩm. Hạn định và những lời cam kết làm cho công việc trở nên căng thẳng. Hàng tấn công việc thúc ép bạn. Các đội nhóm đốt tiền và năng lượng với một tốc độ chóng mặt. Những vị giám đốc dường như thay đổi tính khí xoành xoạch và dễ dàng cáu bẳn. Mỗi sự chểnh mảng hay sai lầm trong quá khứ đều có thể "quay lại" là làm chậm quá trình phát triển. Đó là thời gian được ăn cả, ngã về không.

Những nhà sản xuất hàng đầu đã hiểu rằng họ có thể tránh được những tình huống làm họ nao núng hoặc muộn màng phát hiện ra những thiết kế của bộ phận kỹ thuật không thể đưa vào sản xuất, hoặc sản phẩm không thể được bảo trì, hoặc đó không phải là những thứ khách hàng muốn. Giải pháp của họ là làm việc liên ngành và chú ý nhiều hơn nữa đến quá trình phát triển sau này. Nhờ vậy mà họ có thể hiểu được căn cơ vấn đề. Họ vạch ra phương pháp và xem lại vấn đề để nhận biết điều gì đang cản trở họ và làm họ đã đi chệch hướng. Họ khuyên bạn phải đi từ nguồn gốc của vấn đề, từ đó, sự cần cù sẽ giúp bạn giải quyết mọi chuyện.

(Micheal Treacy & Fred Wiersema – Phương thức dẫn đầu thị trường)

Theo Doanhnhanvang.com

Pin It
Walter Landor

"Sản phẩm được làm ra trong nhà máy, nhưng thương hiệu thì được tạo ra trong tâm trí"

User Menu