a08f33d9ab0b4f6c26ea1648a3418744-nick-closeup 7e0cfViết những dòng này khi những cảm xúc về Nick vẫn đang tràn ngập trên Facebook. Nhìn ở góc độ truyền thông thì Tôn Hoa Sen đã quá thành công.

Khi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, niềm tin sụt giảm thê thảm, họ chi tiền để mời một người nổi tiếng về nghị lực vượt qua khó khăn tới Việt Nam để kể câu chuyện về cuộc đời anh ấy, rằng anh ấy vượt qua mọi thứ thế nào.

Báo chí, truyền thông rầm rầm chạy theo. "Chảnh" như nhà đài cũng phải dành một thời lượng sóng lớn để truyền hình trực tiếp, phát sóng các clip về Nick...Tuy nhiên mình đang băn khoăn, sáng nay Nick sẽ nói gì với các doanh nhân Sài Gòn và tới đây Nick sẽ nói gì với các doanh nhân tại Hà Nội khi sức chịu đựng của các doanh nhân Việt dù có phi thường đến mấy thì cũng khó có thể xoay sở trong bối cảnh kinh tế Việt Nam bi đát như hiện nay. Doanh nghiệp của họ chết không phải vì họ bị thiếu nghị lực mà từ các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bất ổn, thất thường...

Trở lại câu chuyện mời người nổi tiếng để truyền thông về thương hiệu. Năm 2007, truyền thông cũng nổi sóng khi Trường đào tạo doanh nhân PACE mời Philiip Kotler sang Việt Nam. Là cha đẻ của marketing hiện đại, ông đã có các cuộc nói chuyện mở rộng và ở phạm vi hẹp với các doanh nhân, tiếp xúc với quan chức Việt Nam...Nhiều doanh nhân tham dự các sự kiện cho rằng, những gì ông Phillip Kotler nói là những điều không mới so với những gì họ đã được học và đọc, việc gặp ông ấy chỉ là nhìn thấy thần tượng bằng xương thịt...

Tuy nhiên, ít người nhận thấy là sau sự kiện đó, từ một trường đào tạo doanh nhân ít được biết đên, PACE đã nổi như cồn và ông Giản Tư Trung, người sáng lập ra trường này sau đó cũng được truyền thông chăm sóc rất kỹ lưỡng.

Sau đó nhiều người nổi tiếng khác cũng đã đến Việt Nam, đã nói những điều không mới. Những doanh nghiệp, tổ chức mời đến có thể do không tổ chức tốt khâu truyền thông, không biết các cách để truyền thông "chạy" theo mình nên sự kiện không trở nên rầm rộ.

Giỏi hơn họ, Tôn Hoa Sen lại quá thành công ở sự kiện mời Nick đến Việt Nam, dù chưa nhìn thấy sự liên kết nào giữa thương hiệu Tôn Hoa Sen với những giá trị mà Nick mang đến. Điều này hoàn toàn khác với một người giỏi marketing như ông Giản Tư Trung, đã chọn mời ông Phillip Kotler, người mang những giá trị tương đồng với giá trị mà trường PACE hướng tới.

Bởi vậy, khi nhìn dưới góc độ truyền thông thì sẽ không nên trách móc Tôn Hoa Sen bỏ ra một đống tiền để mời Nick về, giá tiền đó cho bớt người khuyết tật có tốt hơn không...Có thể việc làm từ thiện họ vẫn làm, nhưng hỏi xem cơ quan truyền thông nào sẽ tự nguyện đăng tin về những hành động từ thiện của họ?

Trong khi đó, truyền thông đang phát sốt với Nick và qua đó Tôn Hoa Sen cũng được nhìn nhận dưới góc độ những nỗ lực mang lại giá trị cho cộng đồng. Họ thành công quá đi ấy chứ!

Những ý kiến ngược dòng

Nghịch lý. Báo chí cứ ào ào chạy theo, trong khi có những doanh nghiệp khác như Vinamilk bao nhiêu năm nay lặng lẽ phát sữa miễn phí cho trẻ em nghèo thì chỉ đăng cái tin thôi cũng bị cắt, bị gọi là tin PR cho doanh nghiệp...

Bụt chùa nhà không thiêng. Sự khác biệt lớn nhất giữa Nick và Nguyễn Công Hùng không phải là tài năng hay nghị lực, mà đơn giản chỉ là ở sức hút truyền thông. Chẳng ai ngu để tin rằng Hoa Sen bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội. Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là "hướng tới cộng đồng khuyết tật" dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi.)

Tại sao lại là Nick, tại vì anh ấy là...người nước ngoài. Thật vậy, người Việt chúng ta vốn sính ngoại. Không ít lần các ngôi sao hạng B, C của nước ngoài tới Việt Nam phải ngỡ ngàng vì mình được... hâm mộ quá xá. Các cụ ta nói cấm có sai, Bụt chùa nhà không thiêng là vậy...

Theo Lê Phượng (nguoiduatin).

Pin It
Ruud Gullit

"Người thủ môn là người thủ môn bởi vì anh ta không biết chơi bóng đá."

User Menu