airbus-vs-boeing-cuoc-chien-tiep-dien cbc97Trong chuyến công du đến Bali năm 2011, Tổng thống Mỹ barack Obama đã có mặt tại lễ ký hợp đồng giữa phó chủ tịch cấp cao Ray Conner của Boeing với Rusdi Kirana, ceo hãng hàng không giá rẻ Indonesia Lion Air.

Tổng giá trị hợp đồng của thương vụ này lên tới 22 tỉ USD. Trước lễ ký kết, Lion Air cũng đã lựa chọn máy bay Boeing cho đội bay của Hãng.

Thế nhưng đây không phải là sự kiện nổi bật nhất liên quan tới hãng hàng không này. Mới đây, báo chí rầm rộ đưa tin ông Kirana xuất hiện trong một lễ ký hợp đồng trang trọng với một công ty sản xuất máy bay. Tuy nhiên, thành phần tham dự lần này không còn là Boeing mà là đối thủ truyền kiếp Airbus với sự có mặt của CEO Fabrice Bregier và người chứng kiến lễ ký, không ai khác ngoài Tổng thống Pháp Francois Hollande. Sự kiện này gây ngạc nhiên cho giới quan sát và tất nhiên gây ra nhiều quan ngại cho Boeing.

Thông thường, hãng hàng không giá rẻ hiếm khi nào duy trì hơn một thương hiệu máy bay trong đội bay của mình để tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì. Vậy tại sao Boeing lại mất trắng hợp đồng này?

Từ sự cố Dreamliner

Năm 2013 bắt đầu không suôn sẻ với Boeing khi hàng loạt sự cố pin của siêu phản lực Dreamliner đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của hãng. Sự kiện các chuyến bay tại Mỹ và Nhật phải hạ cánh khẩn cấp để khắc phục sự cố được đăng lên trang nhất của hầu hết các báo và các kênh truyền thông.

Dreamliner là dự án tham vọng của Boeing. Nhưng sự cố Dreamliner đã gây khó khăn cho việc chào bán dòng máy bay mới này.

Ngày nay, hãng hàng không hay thương gia nào muốn mua một chiếc máy bay trên 100 chỗ chỉ có 2 lựa chọn, hoặc Airbus, hoặc Boeing. Với lợi thế song độc quyền lâu nay, Airbus và Boeing chỉ có cạnh tranh với nhau. Họ bám đuổi nhau khá sát. Năm 2012 đã khép lại với 601 chiếc Boeing được giao cho khách hàng, so với 588 của Airbus. Ngoài số lượng đã giao này, Boeing và Airbus còn có khoảng 4.000 đơn hàng chờ giao và đây mới là số máy bay quyết định thị phần tương lai của họ.

Tới câu chuyện Lion Air

Thương vụ đình đám của Lion Air được cho là có nguyên nhân từ cuộc cạnh tranh với đối thủ Air Asia của Malaysia, hãng hàng không có nhiều tuyến bay cạnh tranh trực tiếp với Lion Air.

Trong cuộc cạnh tranh này, Lion Air cần phải chứng tỏ được sự vượt trội so với đối thủ bằng việc mở rộng thêm nhiều tuyến bay, với tần suất cao, linh động và sức chở tốt hơn càng nhanh càng tốt. Nếu chỉ ký với Boeing, việc cung cấp máy bay mới sẽ bị chậm hơn nhiều so với việc Lion Air tách ra thành 2 hợp đồng và ký với 2 nhà cung cấp khác nhau.

Trường hợp của Lion Air đã mở ra một tiền lệ mới cho ngành hàng không: đa dạng hóa đội hình bay. Động thái này sẽ càng làm cho cuộc cạnh tranh giữa Boeing và Airbus thêm sâu sắc.

Có hay không việc giảm giá thành và giảm chi phí sản xuất máy bay để giành hợp đồng? Điểm này khó nhà quan sát nào có thể đưa ra trả lời thấu đáo. Tuy nhiên có một điểm rõ ràng: trong cuộc cạnh tranh này, đối thủ nào kém linh động hơn sẽ phải nhận phần thua thiệt.

Theo Nhịp cầu đầu tư/Fortune

Pin It
Nguyên tắc tấn công số 1:

"Điểm chính cần chú ý là điểm mạnh của người giữ vị trí dẫn đầu thị trường"

User Menu