Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm ngoái vốn hóa thương hiệu Amazon chạm mốc này.

Trong phiên giao dịch hôm 11/07, vốn hóa Amazon có thời điểm vượt mốc 1.000 tỷ USD. Dù vậy, cổ phiếu hãng này sau đó lại đi xuống, chốt phiên giảm 0,8%, kéo vốn hóa về 985 tỷ USD.

Đây không phải lần đầu vốn hóa Amazon chạm mốc này. Tháng 9 năm ngoái, cả Amazon và Apple đều có vốn hóa hơn 1.000 tỷ USD. Dù vậy, cổ phiếu Táo Khuyết sau đó đi xuống, hiện vốn hóa chỉ là 920 tỷ USD.

Năm nay, giá cổ phiếu các hãng công nghệ lớn tăng vọt, bất chấp rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và khả năng bị siết quản lý trên toàn cầu. Đến nay, cả doanh thu và lợi nhuận của nhóm này vẫn tăng trưởng tốt.

Amazon

Ông chủ Amazon Jeff Bezos trong một sự kiện hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: AFP.

Cổ phiếu Microsoft năm nay tăng 36% nhờ mảng điện toán đám mây nhiều tiềm năng. Đại gia phần mềm hiện cũng là công ty giá trị nhất thế giới, với vốn hóa gần 1.100 tỷ USD.

Mức tăng của cổ phiếu Amazon năm nay là 35%. Lực đẩy gần nhất là sự kiện mua sắm Prime Day sẽ bắt đầu tuần tới.

Cổ phiếu Facebook và Apple năm nay cũng tăng lần lượt 50% và 30%. Alphabet - công ty mẹ của Google lên 10%. Tổng vốn hóa 5 hãng công nghệ lớn nhất thế giới hiện là 4.360 tỷ USD.

Dù vậy, việc nhà đầu tư chuộng cổ phiếu công nghệ cũng khiến Daryl Deke - CEO New Market Wealth Management lo lắng. Deke cho biết khoảng cách giữa các hãng công nghệ lớn và các ngành khác "cực kỳ lớn". Tình hình này không tốt và sẽ khiến nhà đầu tư quá tập trung vào mảng công nghệ gặp rủi ro.

"Những người đang kiếm lời từ việc tập trung danh mục sẽ cho rằng đa dạng hóa đầu tư là không có lợi. Tâm lý này không tốt trong dài hạn", Deke kết luận.

* Nguồn: VnExpress

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Bạn phải từ bỏ một thứ để có được một thứ khác"

User Menu