Điểm thú vị không chỉ là tuyên bố trước công chúng của Pepsi về việc coi " thiết kế" như một chiến lược kinh doanh, mà cuộc phỏng vấn còn cho thấy được định hướng mới của Pepsi thực tế thể hiện " tư duy thiết kế" hay " tính đột phá".

Từ việc McKinsey mua lại công ty thiết kế Lunar, IBM chi hàng trăm triệu USD đầu tư cho khâu thiết kế và xây dựng trải nghiệm người dùng, thêm vào đó là vô số các công ty đang đua nhau thu hút các nhà thiết kế tài năng, có vẻ như giới kinh doanh đang nỗ lực tìm sự kết nối với lĩnh vực thiết kế.

Ngoài chú trọng phát triển nhận dạng thị giác và bao bì cho thương hiệu, các công ty đang nghiên cứu lại vai trò của thiết kế, cách thức tư duy và những giải pháp- thử nghiệm, sáng tạo và quan trọng nhất là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm được định vị phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng.

PepsiCo là doanh nghiệp mới nhất gia nhập xu hướng ủng hộ " tư duy thiết kế" và đầu tư mạnh tay về phương diện này. Trong số tháng 9 này của tạp chí Harvard Business Review, Indra Nooyi- giám đốc điều hành của PepsiCo đã nhắc đến việc sử dụng " tư duy thiết kế" để "xem xét lại toàn bộ trải nghiệm từ khâu hình thành ý tưởng đến khi sản phẩm lên kệ và cả giai đoạn sau khi người dùng mua sản phẩm."

Nooyi cho biết thêm rằng tuy chỉ mới là giai đoạn đầu nhưng bà rất tin tưởng rằng cách tiếp cận của mình đã " mang lại lợi nhuận cổ đông lớn hơn trong khi vẫn củng cố được năng lực của công ty trong dài hạn."

Điểm thú vị không chỉ là tuyên bố trước công chúng của Pepsi về việc coi " thiết kế" như một chiến lược kinh doanh, mà cuộc phỏng vấn còn cho thấy được định hướng mới của Pepsi thực tế thể hiện " tư duy thiết kế" hay " tính đột phá". Đó là cuộc thảo luận thú vị về những quan điểm đang khiến giới kinh doanh đau đầu, nhưng xoáy vào những khái niệm đánh đồng ý tưởng này với những thuật ngữ kinh doanh và bỏ lỡ những cơ hội mà một doanh nghiệp có thể đạt được nếu theo đuổi chúng.

pepsi

Với trường hợp của PepsiCo, việc khuyến khích thậm chí là buộc phải chú trọng đến những trải nghiệm và sự thấu hiểu khách hàng có thể đem lại những hiểu biết phong phú, thêm nhiều sản phẩm hoàn hảo và những chiến lược rõ ràng hơn. Điều này sẽ đạt được thông qua một quá trình hỗ trợ thương hiệu kết nối và thực sự thuyết phục khách hàng.

Với cách tiếp cận này, thương hiệu Pepsi đang dần trở nên phù hợp và độc đáo hơn trên thị trường. Nooyi cho biết lý thuyết "tư duy thiết kế" không tác động đến mình mà chính những thành công bước đầu mà công ty nhận thấy từ sự tăng cường chú trọng đến khách hàng trong khi cởi mở hơn trong văn hóa doanh nghiệp và những quy trình bên trong.

Giám đốc thiết kế của PepsiCo, Mauro Porcini, nhận định trong một buổi phỏng vấn với tạp chí HBR, “ thiết kế không chỉ thể hiện ở tính thẩm mỹ và hiện vật gắn kết với sản phẩm; nó còn phải có chức năng chiến lược định hướng vào nhu cầu, mong muốn và mơ ước của khách hàng, từ đó tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa và phù hợp với khách hàng xuyên xuốt toàn hệ thống nhận dạng thương hiệu."

Có thể một số doanh nghiệp thấy tò mò trước thực tế rằng thiết kế đã bắt đầu có vai trò chuyển hướng chiến lược tại những công ty như PepsiCo. Tuy nhiên, thay vì nhìn nhận những thay đổi này trong phạm vi tổ chức doanh nghiệp hay một cuộc chiến tư duy giữa não phải với não trái, các công ty có thể nghĩ đến một giải pháp dễ thích ứng, cân bằng và tập trung vào yếu tố con người hơn trong xây dựng thương hiệu. Hơn hết, một chiến lược tốt phải tồn tại được trong bối cảnh kinh doanh trong khi vẫn truyền tải được những giá trị nhìn từ khía cạnh khách hàng.

Với các nhà chiến lược, điều này đơn giản có nghĩa là các công cụ thiết kế đang trở nên phong phú hơn và đã đến lúc cần hợp tác hơn bao giờ hết. Quy trình thiết kế còn cần cảm hứng đến từ những lĩnh vực khác- không chỉ là " chiến lược" hay " thiết kế" mà còn là khoa học, văn hoá và lịch sử. Các nhà chiến lược phải kết nối được với khách hàng cũng như các đồng nghiệp của mình để cùng tìm hiểu sâu hơn nữa về xu hướng này. Tin tốt là: các doanh nghiệp đã thành công trong việc định vị độc đáo và hiệu quả xét trên khía cạnh tài chính và văn hoá để có thể tạo ra những chiến lược và thương hiệu tuyệt vời.

Hồng Nhung

Theo Trí Thức Trẻ

Pin It
Ruud Gullit

"Người thủ môn là người thủ môn bởi vì anh ta không biết chơi bóng đá."

User Menu