IKEA tạo ra sản phẩm với mức giá bán thấp là minh họa cho triết lý kinh doanh: hãy xóa đi khoảng cách giữa nhà cung cấp và khách hàng, hãy là những người bạn.

IKE
IKEA (Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là tập đoàn quốc tế của Thụy Điển chuyên thiết kế đồ nội thất, bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở và cũng là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất và nổi tiếng thế giới. Ẩn sau thành công đó là cả một triết lý kinh doanh hết sức đơn giản mà sâu sắc: nhà cung cấp và khách hàng là bạn.

Xuất phát từ ý tưởng kinh doanh đầu tiên là mang đến cho người tiêu dùng một loạt các sản phẩm nội thất có thiết kế trang nhã, chức năng tuyệt vời và đặc biệt là giá thành cũng cực rẻ để để hầu hết mọi người đều có thể sở hữu trong khi với các công ty đồ gỗ, nội thất khác thì lại có triết lý trái ngược là thiết kế và chất lượng cao chỉ dành cho một số ít người dùng.

Có thể nói rằng, ngay từ khi bắt đầu, IKEA đã lựa chọn một một con đường kinh doanh hoàn toàn khác biệt, IKEA chọn con đường hướng tới số đông, điều đó có nghĩa là phục vụ nhu cầu nội thất của hầu như toàn bộ mọi người trên thế giới với nhu cầu khác nhau, sở thích cũng khác nhau, mong đợi khác nhau, khát khao khác nhau và ví tiền cũng hoàn toàn khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu: nâng cấp cuộc sống hàng ngày với những đồ nội thất vừa ý.

Người sáng lập IKEA cho rằng không hề có gì khó khăn để sản xuất những đồ nội thất tốt mà đắt tiền, nhưng tốt hơn là hãy tiết kiệm chi phí để cho khách hàng có thể trả được; như thế, để sản xuất đồ nội thất bền, đẹp với giá thấp không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi một cách tiếp cận về phương thức kinh doanh và triết lý kinh doanh rất khác so với các triết lý kinh doanh thời đó.

Để có thể thực hiện triết kinh doanh khác biệt trên, IKEA thực hiện việc tìm kiếm các giải pháp nhằm đơn giản hóa quy trình thiết kế, sản xuất, phân phối và tiết kiệm chi phí nhưng không phải chỉ dựa vào nội tại của IKEA, các ý tưởng sản xuất, kinh doanh của IKEA được hình thành dựa trên một quan hệ có tính chất đối tác, bạn bè với khách hàng.

Trước tiên IKEA làm phần việc đầu tiên, họ khởi xướng yêu cầu, các nhà thiết kế sẽ phối hợp với nhà sản xuất, gia công để tìm ra cách tối ưu nhất để sản xuất ra những đồ nội thất tốt nhất sử dụng quy trình sản xuất hiện có. Sau đó, khách hàng của IKEA ở khắp mọi nơi sẽ tham gia đóng góp ý tưởng về màu sắc, chất liệu và thậm chí là cả tư vấn cho IKEA về nguồn nguyên liệu phù hợp nhất và các nhà cung cấp tốt nhất. Tiếp theo, quy trình lại càng đơn giản, IKEA chỉ việc mua nguyên liệu đầu vào theo lô lớn trên quy mô toàn cầu, do vậy họ luôn có những đơn hàng cung ứng tốt nhất với giá thấp nhất mà mọi nhà sản xuất khác phải thèm thuồng.

Có thể nói rằng, cách mà IKEA tạo ra những sản phẩm chính hãng giá rẻ với mức giá bán thấp chính là minh họa cho triết lý kinh doanh: hãy xóa đi khoảng cách giữa nhà cung cấp và khách hàng, hãy là những người bạn.

Hãy xem mô hình dưới đây về phương thức kinh doanh của IKEA:

IKE1

Triết lý chủ chốt: Nhà cung cấp và khách hàng là bạn

Theo mô hình trên thì điểm then chốt trong phương thức kinh doanh đó là sự chia sẻ, kết hợp giữa 2 nhân tố, năng lực của IKEA và nhu cầu của khách hàng, hai yếu tố này xuất phát đồng thời và có vai trò tương đương nhau trong việc hình thành nên các sản phẩm của IKEA.

Có thể nói gọn lại là thông qua các công cụ marketing, IKEA biết được khách hàng cần gì và khuyến khích khách hàng tham gia vào việc đóng góp ý tưởng tạo nên sản phẩm, điều đó làm cho khách hàng cảm tưởng như chính họ tạo nên các sản phẩm cho bản thân mình; đồng thời, xuất phát từ chính các năng lực cốt lõi của mình, IKEA kết hợp với những nhu cầu thực tế để tạo nên những sản phẩm tuyệt vời nhất với giá cả cũng tuyệt vời nhất.

Với triết lý và phương thức kinh doanh như trên, IKEA đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh vô cùng bền vững:

IKE2Nguồn: IKEA

Và như 1 nhà cung cấp của IKEA đã nói rằng: "Tôi không quan tâm đến % ..., điều tôi quan tâm đến là tôi có thể nhận bao nhiêu, 50% của 100 là 50, 10% của 1.000 là 100, 5% của 100.000 là 5.000. Khối lượng và chi phí thấp là những người bạn thân của tôi".

Như vậy, việc biến mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng thành những người bạn, cùng nhau tạo nên giá trị và đem lại lợi ích cho cả hai bên chính là triết lý kinh doanh mang lại thành công vượt bấc cho IKEA. Có thể trong những thập niên tới đây, triết lý này không còn là của riêng IKEA, song việc là người tiên phong, dám nghĩ, dám theo đuổi triết lý kinh doanh mới mẻ đáng là điều để chúng ta học hỏi từ IKEA.

Phạm Thế Mạnh

Theo Cafebiz

Winston Churchill

"Nếu bạn dẹp một thị trường tự do, bạn tạo ra một thị trường chợ đen."

User Menu