hang1 O 9dbddCuộc cạnh tranh giữa Ford, GM kéo dài gần 101 năm vẫn chưa có hồi kết. Nike và Reebok đối đầu dai dẳng hơn 3 thập kỷ. Airbus, Boeing đấu khẩu nảy lửa xung quanh những mẫu máy bay mới mà họ vừa tung ra.

Coca-Cola và Pepsi

Cuộc chiến giữa Coca-Cola và Pepsi vượt cả thời gian, không gian và văn hóa. Cả 2 hãng ngầm phân chia khu vực phân phối sản phẩm, từ quán xá, nhà hàng, siêu thị, sân vận động cho đến các vùng lãnh thổ.

Vào những năm 1950, Pepsi xếp vị trí thứ 2 nhưng cách biệt khá xa so với người dẫn đầu là Coca-Cola trong lĩnh vực đồ uống giải khát. Vào năm 1979, lần đầu tiên trong lịch sử, Pepsi vượt trội về doanh số Coke ở các siêu thị tại Mỹ. Nhưng đến năm 1996, tạp chí Fortune cho biết cuộc cạnh tranh giữa 2 hãng kết thúc. Kể từ đó, Pepsi tập trung vào thức ăn nhẹ và đồ uống tăng cường sức khỏe.

Hãng chiến thắng: Coca-Cola

Ford và GM

hang2 O 577bc

Ford được thành lập 1903 và GM ra đời 9 năm sau đó. Tính đến nay, 2 hãng cạnh tranh với nhau gần 101 năm. Trụ sở chính của Ford và GM chỉ cách nhau khoảng 15 km, họ phải đối mặt nhau mỗi ngày qua những hợp đồng mua bán xe.

Cả hai vẫn duy trì việc tham dò nhau để biết đối phương tung ra những dòng sản phẩm mới nào.

Hãng chiến thắng: ở thế giằng co

Nike và Reebok

Cuộc chiến giữa Nike và Reebok kéo dài hơn 3 thập kỷ và tạo ra văn hóa vinh danh những vận động viên trong làng thể thao thế giới như ngày nay.

Nike, tập trung vào giày thể thao dành cho nam giới và bỏ quên phân khúc cho nữ giới. Reebok tận dụng lợi điểm này và vượt qua Nike vào năm 1987, nhưng sau này Reebok phải rất vất vả để bắt kịp Nike.

Cuối cùng, Nike tăng tốc phát triển nhờ vào chiến lược sử dụng tên tuổi của vận động viên nổi tiếng để tiếp cận với người tiêu dùng. Cụ thể, Nike chọn biểu tượng vận động viên Michael Jordan trên dòng sản phẩm Air Jordan. Doanh số bán những đôi giày thể thao này vượt qua 1 tỷ USD mỗi năm. Và vào năm 2005, Adidas mua lại Reebok, nhưng sự kết hợp này vẫn chưa đủ để vượt qua sự phát triển mạnh mẽ của Nike.

Hãng chiến thắng: Nike

Microsoft và Apple

Dưới sự chỉ huy của cựu giám đốc điều hành Bill Gates, Microsoft đã thống trị qua 2 thập niên so với các đối thủ khác. Thế giới xem Windows như là hệ điều hành mặc định.

Vào năm 1997, Steve Jobs, chủ tịch quá cố của hãng Apple nhận được 150 triệu USD tiền đầu tư từ Bill Gates khi Apple đang trong tình trạng khủng hoảng. Tuy nhiên, suốt 15 năm cuối của cuộc đời, Jobs đã tạo một bước chuyển đổi lớn mang tính lịch sử cho Apple khi mang đến những sản phẩm vượt ra khỏi phân khúc máy tính cá nhân, cụ thể là máy nghe nhạc, điện thoại thông minh, máy tính bảng.

Jobs lớn tuổi hơn Gates, họ sinh ra cách nhau 7 tháng. Trước khi Jobs qua đời, cả hai là những người bạn tốt của nhau trong nhiều năm.

Hãng chiến thắng: Apple

HP và IBM

Vào năm 2006, doanh thu HP vượt qua IBM, tuy nhiên điều này không phải là thước đo duy nhất để đánh giá sự thành công.

Từ những buổi đầu sơ khai của lĩnh vực công nghệ thông tin, 2 hãng này chọn theo hướng trái ngược nhau. HP tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào ngành công nghệ, kỹ thuật trong lúc IBM đi theo hướng bán hàng hơn là nghiên cứu khoa học. HP đã có nhiều giám đốc điều hành hơn so với IBM qua một thập niên.

Hãng chiến thắng: IBM

Airbus và Boeing

Airbus và Boeing, hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, đang có những cuộc đấu khẩu xung quanh những mẫu máy bay mới mà họ tung ra.

Boeing từng chiếm thế thượng phong, nhưng Airbus là một nhánh con của tập đoàn hàng không vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS) cũng ở vị trí dẫn đầu vào năm 2003. Gần đây, Boeing hoãn bay thử máy bay 787 Dreamliner trong lúc Airbus mô tả những chiếc máy bay mới của họ có chiếc mũi dài của Pinocchio.

Hãng chiến thắng: ở thế giằng co

McDonald’s và Burger King

Sự cạnh tranh của McDonald’s và Burger King khốc liệt hơn vào giữa thế kỷ 20 khi cả 2 công ty tranh đua về khu vực và việc chuyển quyền thương hiệu. Vào năm 1968, McDonald’s ra mắt bánh mì kẹp thịt Big Mac để đối trọng lại Whopper của Burger King.

Sau đó, sự cạnh tranh quyết liệt của 2 hãng trở nên nguội lại khi Burger King gặp khó khăn trong vấn đề nội bộ giữa các giám đốc điều hành và các chủ sở hữu.

Hãng chiến thắng: McDonald’s

Mai Phương (Theo CNN)

Pin It
Henry Chester

"Nhiệt tình là tài sản vĩ đại nhất trên thế giới. Nó đánh đổ cả tiền, quyền lực và tầm ảnh hưởng."

User Menu