"Vâng, có một 'mùa đông' đang hiện hữu ở đây", ông Andre Soelistyo, đồng CEO của kỳ lân lớn nhất Indonesia, Gojek, cho biết.

Sự bùng nổ kỳ lân của châu Á đã chậm lại vào năm 2019 về tốc độ sáng tạo và huy động vốn, khi các nhà đầu tư thận trọng hơn về định giá của các startup đang phát triển nhanh sau đợt IPO thất bại của WeWork.

Với năm 2020 bắt đầu khi "mùa đông" đang đến đối với đầu tư mạo hiểm, các startup tỷ đô của châu Á gặp nhiều thử thách hơn để chứng minh chất lượng tăng trưởng của họ, đặc biệt nếu họ theo đuổi IPO.

Theo PitchBook Data (nhà cung cấp dữ liệu thị trường), đã có 23 startup châu Á đạt ngưỡng định giá 1 tỷ USD để gia nhập nhóm kỳ lân vào năm 2019, gần bằng một nửa trong số 42 startup của năm trước. Hoạt động huy động vốn tổng thể của kỳ lân châu Á cũng giảm, với số lượng giao dịch giảm 36% xuống còn 75 và tổng số tiền huy động giảm xuống còn khoảng 21 tỷ USD, nhưng 1/3 trong số đó lại được huy động vào năm 2018.

Năm 2019 là một bước ngoặt đối với ngành công nghiệp khởi nghiệp trên toàn cầu, khi các công ty hàng đầu của Mỹ, như thương hiệu Uber và Lyft, đã trải qua những đợt IPO ảm đạm và We Company, nhà điều hành không gian làm việc chung WeWork, đã phải đối mặt với việc định giá bị lao dốc.

Điều đó rất quan trọng đối với châu Á, nơi có sự tăng trưởng kinh tế ổn định và số hóa nhanh chóng đã thu hút các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, cuối cùng đã dẫn đến giá trị của các startup bị thổi phồng lên.

 

Ảnh: Kosaku Mimura

"Vâng, có một mùa 'mùa đông' đang hiện hữu ở đây", ông Andre Soelistyo, đồng CEO của kỳ lân lớn nhất Indonesia, Gojek, nói với các phóng viên ở Singapore vào cuối tháng 11/2019 khi nói về việc sự thay đổi tâm lý thị trường. Định giá của Gojek đạt 10 tỷ USD vào năm 2019, lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Grab, với mức định giá hơn 14 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai công ty đã huy động đựơc ít tiền hơn trong năm 2019 so với năm 2018, theo cơ sở dữ liệu về startup của Crunchbase.

Trong thập kỷ qua, bối cảnh khởi nghiệp của châu Á đã được dẫn dắt bởi Trung Quốc, nơi đã tạo ra một số startup chưa niêm yết có giá trị nhất thế giới như ByteDance, nhà điều hành của Tik Tok và SoftBank công ty hậu thuẫn cho dịch vụ gọi xe Didi Chuxing, trị giá lần lượt là 75 tỷ USD và 56 tỷ USD.

Ông Nobuaki Kitagawa, Giám đốc điều hành của CyberAgent Capital tại Thượng Hải cho biết: "Các định giá sẽ được xem xét và được kiểm tra theo cách khắc nghiệt hơn nhiều. Có lẽ sẽ nhấn mạnh về cách các startup này kiếm được lợi nhuận, hoặc là khi nào chúng có thể chuyển từ lỗ thành lãi".

Ông lưu ý rằng, việc đưa ra một lộ trình sinh lợi có thể là điều khó khăn, đặc biệt là đối với các công ty Trung Quốc, vì sự cạnh tranh khốc liệt. Nhiều startup của Trung Quốc "chọn đầu tư vào doanh nghiệp của họ cho đến khi họ trở thành công ty dẫn đầu thị trường, sau đó mới đến lợi nhuận".

"Khu vực ở châu Á, các thỏa thuận huy động vốn lớn hơn vào năm 2020 có thể sẽ ít đi", ông James Riney, đối tác sáng lập và CEO của Coral Capital, một công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Tokyo, cho biết.

 

Vốn mà các kỳ lân châu Á huy động đã lao dốc trong năm 2019. Nguồn: Nikkei Asean Review

"Đã từng có một nguồn vốn dồi dào, được bơm bởi các nhà đầu tư lớn như SoftBank, cuối cùng dẫn đến lạm phát giá cả", ông Riney nói. Với tình hình hiện tại, ông nhận định rằng các nguyên tắc cơ bản của hoạt động kinh doanh của một startup sẽ được đánh giá cẩn thận hơn nhiều.

Khi mà Ấn Độ, Đông Nam Á và các nơi khác ở châu Á bắt kịp Trung Quốc trong việc phát triển các startup tại quê nhà của họ, sẽ có nhiều công ty châu Á khao khát có được vị thế kỳ lân. Hơn nữa, một số kỳ lân hiện tại đang tiến gần đến việc IPO, chẳng hạn như nền tảng thương mại điện tử Indonesia Tokopedia, gần đây đã bày tỏ mong muốn niêm yết ở trong và ngoài nước.

Có thể nói, những công ty đó sẽ cần phải chứng minh chất lượng tăng trưởng của họ trong bối cảnh môi trường thị trường thay đổi để khiến các nhà đầu tư - cả tư nhân và công chúng - tự tin hơn.

"Sau những gì đã xảy ra với Uber và WeWork, những thuật ngữ được chú trọng hiện nay là lợi nhuận và tính bền vững", ông Martin Tang, đồng sáng lập và đối tác của Genesis Alternative Ventures tại Singapore cho biết. "Các startup thể hiện các đặc điểm trên trong khi vẫn cho thấy sức tăng trưởng doanh thu rất mạnh sẽ không gặp vấn đề gì trong việc huy động vốn", ông nói.

Định giá cao khi còn là một công ty tư nhân "có thể cản trở quá trình IPO của họ", ông Masayoshi Zenpo, đối tác cao cấp tại Ernst & Young ShinNihon ở Tokyo, chia sẻ. Ông chỉ ra rằng một số kỳ lân có thể đạt được định giá cao hơn trong các vòng huy động vốn tiếp theo vào năm 2020, vì lãi suất thấp trên toàn cầu sẽ có thể tiếp tục thúc đẩy đầu tư mạo hiểm.

Đồng quan điểm trên, ông Kitagawa của CyberAgent Capital cũng cho biết: "Nhiều startup sẽ trải qua các đợt giảm giá trước khi IPO do định giá quá cao của họ khi họ vẫn là công ty tư nhân".

* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Pin It
Nguyên tắc vàng:

"Nếu không có đủ ngân sách thì một ý tưởng dù hay đến mấy cũng không thể cất cánh"

User Menu