Quản Trị Bán Hàng

Một thứ hoàn toàn vô hình nhưng lại đặt doanh nghiệp của bạn một bậc khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, một bậc cao hơn hoặc thấp hơn. Nó không liên quan đến việc bạn định giá sản phẩm dịch vụ của bạn thấp như nào, nếu bạn cung cấp dịch vụ kém thì bạn mất khách hàng quay trở lại.
Ngược lại, khi bạn có một hệ thống dịch vụ khách hàng vượt trội, bạn sẽ dễ dàng định giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tất cả chỉ khác nhau ở chỗ bạn học được cách nào để cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội.
Chúng tôi tin rằng những quan điểm dưới đây sẽ là những cách tuyệt vời nhất để cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng đỉnh cao, giúp bạn xác định được chiến lược kinh doanh để cung cấp dịch vụ cho khách hàng của bạn một cách hoàn hảo nhất.
1. Dễ tiếp cận
Khách hàng phải dễ dàng liên lạc được với bạn, hoặc với ai đó trong doanh nghiệp của bạn khi khách hàng yêu cầu một dịch vụ hoặc có câu hỏi cần trả lời. Ghi rõ nhiều cách khác nhau để liên lạc với doanh nghiệp của bạn như: điện thoại, email, và mạng xã hội. Hãy nhớ đảm bảo là những kênh thông tin này dễ tiếp cận, nếu không dịch vụ khách hàng của bạn sẽ rất vất vả. Nếu bạn cung cấp quá nhiều đầu mối liên lạc, mà bạn không tăng thêm nguồn lực và nhân sự đáp ứng điều đó, lúc này bạn đã đặt mình vào thế khó khăn hơn là so với ít. Kết quả chắc chắn là bạn đang làm giảm chất lượng dịch vụ khách hàng.
2. Luôn phản hồi với tác phong nhanh chóng.
Lập quy định chung trong doanh nghiệp rằng mọi email và điện thoại cần phải được hồi đáp trong vòng 24 giờ. Nếu bạn muốn cam kết với khách hàng, thì cần phải đặt ra một dấu mốc thời gian trả lời với khách hàng mà bạn có thể nắm bắt được tình hình.
Luôn nói rõ ràng với khách hàng về khung thời gian bạn cần để xử lý việc đó. Ví dụ như bạn sẽ gọi điện lại cho họ sau khoảng 1 giờ nữa. Khách hàng chắc chắn luôn chấp nhận việc bạn đưa ra một khung thời gian để họ biết kế hoạch sắp xếp công việc và bạn cũng có thời gian để theo dõi quá trình xử lý yêu cầu của khách hàng.
3. Lắng nghe những gì khách hàng nói
Khách hàng cũng chỉ là người thường, và họ luôn muốn được lắng nghe: đôi khi chuẩn mực là bạn luôn phải lắng nghe khách hàng nói. Đừng ngắt lời và ngay lập tức bảo vệ bạn, hay công ty, sản phẩm của bạn – hãy cứ lắng nghe. Biết đâu đấy, đôi khi khách hàng nói nhiều và tự tìm ra giải pháp cho chính họ.
4. Đối xử với khách hàng một cách lịch sự
Nếu bạn gặp phải một khách hàng nóng tính, thô lỗ, hay phàn nàn và đòi hỏi, đừng bao giờ hạ thấp chính bạn bằng cấp độ so với hành vi đối xử của khách hàng. Hãy luôn tỏ ra lịch sự đối xử với họ và khi đó ngược lại, họ sẽ tự động tôn trọng bạn. Có thể do hôm đó là ngày tồi tệ của họ, và có thể sau đó họ sẽ hối tiếc về hành vi xấu mà họ đã gây ra.
5. Không bao giờ cãi nhau với khách hàng
Bạn sẽ không bao giờ thắng khi cãi vã với khách hàng. Điều đó có nghĩa là gì? Nếu bạn thắng, bạn sẽ bị khách hàng xa lánh, và bạn mất khách mãi mãi. Chúng ta đểu biết rõ ràng rằng khách hàng sai, nhưng bạn đừng nên bắt đầu bảo vệ chính mình; thay vào đó hãy tập trung vào điều gì đã xảy ra và cách tốt nhất bạn có thể giải quyết tình huống này là gì.
6. Giữ cam kết
Hãy làm đúng những gì bạn nói. Nếu bạn hứa sẽ bảo hành sản phẩm, bạn cần phải giữ lời. Nếu bạn ghi trên website rằng bạn sẽ trả lời mọi câu hỏi của khách hàng trong 24h, thì bạn phải dành thời gian để trả lời hết những câu hỏi đó. Điều khách hàng thấy bực mình nhất là người bán hàng hứa làm điều gì đó, và rồi lại không thực hiện; đó là ngọn lửa cay nghiệt thiêu rụi mọi mối quan hệ đã sẵn có.
7. Tập trung vào giữ quan hệ với khách hàng – chứ không phải là bán hàng
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn duy trì thành công lâu dài, bạn cần phải xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Còn ngược lại, nếu hy sinh các mối quan hệ lâu dài để đẩy nhanh doanh số bán hàng ngắn hạn sẽ nhanh chóng đẩy doanh nghiệp của bạn đi tới phá sản. Chỉ như vậy, bạn cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ quan hệ với khách hàng.
8. Hãy thừa nhận nếu bạn mắc sai lầm
Là con người, ai cũng có thể phạm sai lầm. Một trong những bài học đắt giá nhất trong dịch vụ khách hàng chính là thừa nhận sai lầm khi bạn mắc phải, thay vì cố gắng che đậy nó. Hãy đối mặt nó và xin lỗi khách hàng, làm bất kỳ việc gì để giải quyết tình huống một cách đúng đắn nhất. Khách hàng của bạn chắc chắn sẽ đánh giá cao việc đó, và chúng ta sẽ không mất khách hàng khi thừa nhận sai lầm.
9. Đào tạo đội ngũ nhân viên
Khi đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt về dịch vụ khách hàng, họ sẽ cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn rất nhiều khi giao tiếp với khách hàng. Nhưng cần phải nêu rõ mức độ trách nhiệm của họ, nghĩa là họ không nên sáng tạo một số điều vượt quá tầm kiểm soát của chính họ và doanh nghiệp và phải đảm bảo rằng họ hoàn toàn hiểu các nguyên tắc của dịch vụ khách hàng mà doanh nghiệp đang áp dụng. Nếu bạn không chắc liệu những nhân viên này tài ứng biến xử lý tình huống đúng đắn, thì có nghĩa là bạn đã tuyển nhầm người.
10. Luôn bên cạnh khách hàng
Không phải lúc nào khách hàng cũng nghĩ đến bạn. Nhưng ngược lại, bạn luôn phải tỏ rõ cho khách hàng ấn tượng rằng bạn luôn nghĩ về họ. Khi họ liên lạc với bạn, hãy gác mọi công việc khác lại, cứ như là bạn đang đợi để lắng nghe họ. Lấy ngay những thông tin cá nhân và kinh doanh của khách hàng trong tay để phản hồi thật chính xác những gì khách hàng cần. Đó chính là một mối quan hệ, và họ cần phải biết là bạn đang đứng sau lưng họ.
Vậy, bạn hãy đọc hết 10 bước trên. Bạn đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng của bạn như thế nào? Nếu bạn bị thiếu bước nào đó, bạn cần phải thiết lập lại Dịch vụ Khách hàng của bạn.
Hãy thực hiện 10 bước này; thực sự nắm bắt và hiểu rõ về khách hàng, và đặt họ vào mối quan tâm hàng đầu trong công việc kinh doanh của bạn. Nó chẳng tốn nhiều chi phí, nhưng nó là mấu chốt quan trọng trong thành công kinh doanh.
Jenny Lý Hà Thu
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 3383

Sau một thời gian dài “im hơi lặng tiếng”, thị trường kinh doanh trà sữa Việt Nam hiện nay đang khởi sắc hơn bao giờ hết với những thương hiệu lớn trong nước và nước ngoài.
Hào quang từ những chuỗi cửa hàng tên tuổi, đắt khách hàng đầu như Toco Toco, ChaGo, Ding Tea là điều mà nhiều người trong ngành F&B mong muốn có được. Để thành công như vậy, trước tiên, bạn cần nắm được những điều căn bản nhất về ưu, nhược điểm của kinh doanh chuỗi trà sữa.
*** LỢI THẾ
1. Uy tín thương hiệu
Cái lợi đầu tiên dễ dàng nhận thấy khi mở rộng thành chuỗi chính là khía cạnh uy tín, tên tuổi của quán. Một thương hiệu chỉ có một cửa hàng khác với một thương hiệu có đến 10-20 địa điểm. Nếu như trước đây khi bạn chỉ có một thương hiệu, không nhiều người biết đến bạn cho dù trà sữa của bạn có ngon và độc đáo đến đâu đi nữa. Nhưng khi quán trà sữa mà bạn gây dựng có mặt trên những con phố lớn thì nhiều người biết đến bạn và yêu thích bạn hơn. Do vậy, bề thế và độ uy tín càng lớn thì giá trị của thương hiệu càng cao. Sau này, khi bạn muốn gọi vốn hay bán nhượng quyền thương hiệu cũng sẽ dễ dàng và có giá trị hơn.
Mở rộng số lượng điểm bán làm tăng độ nhận diện thương hiệu
Sự hiện hữu khắp nơi các cửa tiệm của một chuỗi còn là một lợi thế không hề nhỏ về mặt lan truyền hình ảnh mà không mất một đồng quảng cáo nào. Ngoài ra, chính sự “bành trướng” chi nhánh ra khắp nơi còn cho người tiêu dùng một cảm giác là công việc kinh doanh của chuỗi đang trên đà phát triển, chất lượng sản phẩm phải tốt mới có đủ khách hàng mà mở rộng. Hơn nữa, mỗi lần khai trương một cửa tiệm mới là một lần bạn hạn chế được đối thủ cạnh tranh, ít nhất là tại khu vực xung quanh đó.
2. Tính thay thế
Có một tình huống đáng buồn ở Việt Nam mà rất nhiều người buôn bán nói chung và kinh doanh trà sữa nói riêng gặp phải trong việc tìm mặt bằng. Đã từng xảy ra rất nhiều trường hợp, cửa hàng đang làm ăn phát đạt, khách hàng ghé đến rất đông thì sau một thời gian, chủ nhà tăng giá cho thuê hay tệ hơn là đòi lại địa điểm. Nhiều chủ thương hiệu có chia sẻ rằng, hợp đồng thuê nhà thường ngắn hạn và rất “manh mún”, không biết chủ nhà sẽ phá vỡ hợp đồng để lấy lại mặt bằng bất cứ lúc nào. Thời gian để di dời sang một địa điểm mới đồng nghĩa với việc bạn gần như phải làm lại từ đầu, đây cũng là một trong những nguyên nhân nhiều thương hiệu bị xóa sổ không thương tiếc. Cho nên, lợi thế của việc xây dựng một thương hiệu chuỗi là mất chỗ này còn có chỗ khác.
Kinh doanh chuỗi trà sữa
3. Tiết kiệm chi phí marketing
Ưu điểm lớn nhất của mô hình dạng chuỗi là có thể tiết kiệm được chi phí marketing cho quán trà sữa. Một chương trình marketing bạn đưa ra dễ dàng thiết lập trên toàn bộ hệ thống chuỗi cửa hàng qua phần mềm quản lý chuỗi. Chi phí quảng cáo chia ra cho 5 hay 10 nơi chắc chắn sẽ rẻ hơn là so với một cửa hàng. Khi mạng lưới càng lớn thì lợi thế này càng rõ ràng hơn. Một quán trà sữa địa phương sao có thể so được với những thương hiệu mạnh như Ding Tea, Toco Toco hay Gong Cha. Một bên thì thụ động nhờ khách hàng truyền miệng, còn một bên thì chủ động đưa thông tin quảng bá đến từng ngóc ngách thị trường.
4. Sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp
Tất nhiên, khi tăng số lượng cửa hàng, nguồn nguyên vật liệu pha chế trà sữa bạn cần mua cũng nhiều hơn và chắc chắn rằng, với số lượng lớn thì các nhà cung cấp sẽ có mức chiết khấu cao hơn. Bạn hoàn toàn có thể đàm phán với các nhà cung cấp để có một cái giá hợp lý.
Tăng khả năng đàm phán với các nhà cung cấp
*** BẤT LỢI
1. Nhiều công sức, nhiều rủi ro
Dân gian xưa từng có câu: “Lớn thuyền thì lớn sóng”. Thật vậy, đầu tư càng lớn thì công sức bạn bỏ ra càng nhiều, rủi ro cũng không kém.
Chọn kinh doanh trà sữa theo dạng chuỗi là chọn con đường dài. Để xây dựng được một chuỗi lớn mạnh thì thời gian ít nhất cũng phải từ 5-7 năm. Trong khoảng thời gian này, bạn cần đầu tư không ít thời gian, tiền bạc và chất xám cho chuỗi cửa hàng này. Khối lượng công việc mà một người chủ chuỗi cần quản lý cũng nhân lên nhiều lần tương ứng với số lượng cửa hàng mà bạn sở hữu. Thậm chí, bạn sẽ phải hy sinh rất nhiều thứ mà các cửa hàng riêng lẻ không cần đến.
Kinh doanh trà sữa theo chuỗi chứa đựng nhiều rủi ro
Danh tiếng có được khi mở rộng thành chuỗi khó xây dựng nhưng để phá hủy nó thì lại rất dễ dàng. Chỉ cần có một tin đồn thất thiệt như trong trà sữa có vật thể lạ, trân châu là cao su hay chất lượng phục vụ tồi là người ta dễ dàng đánh đồng với cả chuỗi cũng như vậy. Đây cũng là một bài toán khó cho những người kinh doanh chuỗi trà sữa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đến từng điểm bán.
2. Khó đưa ra quyết định
Trên thực tế, có rất ít chuỗi trà sữa nào lớn mạnh mà không cần đến các nguồn vốn đầu tư bên ngoài. Nói như vậy có nghĩa là công việc kinh doanh của bạn sẽ chịu sự tác động của một vài người nữa. Càng nhiều nhà đầu tư bên ngoài thì sự chi phối càng lớn. “Chín người, mười ý”. Có một mâu thuẫn muôn thủa đó là các cổ đông góp vốn luôn tránh những ý tưởng mạo hiểm của chủ kinh doanh trà sữa vì lo sợ ảnh hưởng đến tiền của họ. Và không phải lúc nào, bạn cũng may mắn gặp được các nhà đầu tư có hiểu biết và có khả năng đóng góp ngoài đồng tiền mà họ bỏ ra. Phát triển chuỗi không khéo còn làm cho bộ máy tổ chức trở nên cồng kềnh và quan liêu hơn. Guồng máy quản lý chuỗi trà sữa khó tránh khỏi sự phình ra khi số lượng cửa tiệm ngày càng tăng.
3. Khó thay đổi
Bất lợi của kinh doanh theo chuỗi là khó thay đổi
Một điểm bất lợi khác của việc phát triển thành chuỗi là khi phải động đến vấn đề thay đổi. Chỉnh sửa lại menu, thay đổi thói quen nhân viên, thay đổi công thức đồ uống của cả hệ thống và đặc biệt là việc trang trí nội thất toàn chuỗi.
Với một cửa hàng đã rất vất vả, đằng này phải làm luôn cùng một lúc từ 10-20 cửa hàng. Nhất là vào các dịp lễ như Tết, Noel hay các dịp đặc biệt, việc trang trí các cửa hàng mất rất nhiều thời gian và công sức thực hiện. Kinh doanh ngành hàng ăn uống, đổi mới và nâng cấp là việc làm vô cùng cần thiết. Đứng yên một chỗ thì sẽ xem như thụt lùi vì các đối thủ cạnh tranh không ngừng xuất hiện và tiến lên phía trước.
*** KẾT
Để có một câu trả lời rõ ràng cho việc kinh doanh trà sữa có nên mở chuỗi hay không thì tùy vào trường hợp cụ thể, vì bối cảnh kinh doanh đằng sau của từng thương hiệu là khác nhau, mỗi hướng đi đều có những ưu và khuyết điểm riêng.
Thị trường kinh doanh trà sữa ở Việt Nam hiện nay đang khởi sắc nhưng cũng rất phức tạp.Rất khó để quyết định có nên mở chuỗi hay không. Điều quan trọng là người trong cuộc phải biết được mình muốn gì, sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc đến đâu để đi theo “hành trình” này.
Nguồn Internet
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 3453

Nếu bạn gặp phải những lỗi này trong cuộc gặp gỡ với khách hàng, bạn sẽ làm lãng phí thời gian của cả bạn và khách hàng của bạn.
Dưới đây là 10 điều sai lầm mà người bán hàng mắc phải khi giao tiếp với khách hàng tiềm năng. Một vài điều nghe có vẻ rất bình thường nhưng không dễ tránh khỏi
1. Đến trễ trong buổi gặp gỡ khách hàng:
Khi bạn không đến đúng giờ, khách hàng sẽ cảm thấy bạn không để ý đến họ hoặc thời gian của họ. Bạn nên luôn luôn đến sớm 15 phút. Nếu bạn lái xe hơi, thì hãy cài đặt đầy đủ các thiết bị như 3G, GPS để chắc chắn rằng bạn sẽ không gặp những vấn đề bất trắc như lạc đường, kẹt xe, v.v
2. Không kiểm tra diện mạo, tác phong trước khi gặp khách hàng:
Đừng bao giờ để những tình trạng như: răng còn dính rau sau khi ăn, vết bẩn bám ở miệng, áo bỏ ngoài quần v.v – khi tiếp xúc với khách hàng. Hãy check lại thật kĩ diện mạo và tác phong trước cuộc gặp để tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng.
3. Hành động quá thân thiện:
Bạn sẽ trông thật “giả tạo” khi xem đây như là một cuộc gặp gỡ của những người bạn lâu rồi không gặp. Bạn nên tiếp cận một cách nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng khách hàng.
4. Nói nhiều hơn nghe:
Bán hàng là xây dựng mối quan hệ và thu thập thông tin. Tất nhiên bạn không thể làm được 1 trong 2 điều đó khi miệng bạn lúc nào cũng mở . Tỏ ra tò mò về khách hàng bằng cách đặt câu hỏi sẽ tốt hơn.
5. Tranh cãi với khách hàng:
Nếu khách hàng không đồng ý với bạn về một quan điểm quan trọng nào đó, tranh cãi chỉ làm mọi chuyện thêm rắc rối. Thay vào đó, hãy hỏi khách hàng tại sao họ lại nghĩ như vậy, sao đó lắng nghe lý do của họ. Biết đâu bạn có thể học được vài điều từ họ thì sao.
6. “Rao hàng”:
Tất nhiên là bạn mún bán sản phẩm của mình, nhưng không khách hàng nào muốn nghe những lời “rao hàng” rẻ tiền. Hãy từ tốn thảo luận với khách hàng về như cầu của họ.Sau đó, nếu thích hợp, thì hãy khéo léo đề cập đến việc bán hàng.
7. Thiếu hiểu biết về sản phẩm:
Khách hàng tương lai không muốn nghe những câu như “Tôi ko rõ về điều này, để tôi giải thích với anh/chị sau.”..lập đi lập lại nhiều lần. Hãy chắc rằng bạn được đào tạo đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của mình trước khi giao thương với khách hàng.
8. Bị sao lãng bởi chiếc điện thoại của bạn:
Ouch! Bạn đang nghĩ gì vậy? hãy ngưng ngay việc gọi, email hoặc nhắn tin trên smartphone khi nói chuyện với khác hàng. Điều này sẽ khiến bạn trở nên không chuyên nghiệp trong bán hàng.
9. Làm cho cuộc nói chuyện trở nên “lạc đề, vô nghĩa”:
Thời gian của khách hàng rất giá trị. Đừng để cuộc hội thoại với khách hàng bị lang man mà không vào vấn đề chính. Mặt khác, bạn nên cung cấp cho khách hàng một bản tóm tắt công việc mà bạn muốn thảo luận, và tất nhiên, bạn phải thuộc nằm lòng những gì ghi trong bản tóm tắt đó.
10. Nói chuyện quá lâu:
Khách hàng tương lai có cả “núi” việc khác phải làm hơn là tiêu tốn thời gian cho bạn. Hãy sắp xếp một khoảng thời gian hợp lý cho cuộc gặp gỡ và đừng thay đổi hoặc hoãn lại nhiều để tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Tác giả: Geoffrey James, được chia sẻ trên trang www.inc.com
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 3467

Hãy nắm bắt những khái niệm như định luật thùng gỗ, hiệu ứng ruồi ngựa, hiệu ứng Matthew...trong danh sách này. Đây là những định luật về kinh doanh cực hữu ích được người Do Thái đúc kết từ hàng ngàn năm trước, hiện tại vẫn còn nguyên giá trị.
(ảnh minh họa)
Bánh sẽ không tự nhiên rơi từ trên trời xuống. Bởi vậy, những điều tốt đẹp đều có nguyên do ở phía sau, nếu không có cơ hội sẽ không vô duyên vô cớ rơi vào tay bạn' - đây là một trong số những điều tâm niệm của người Do Thái trong những bài học về làm giàu.
Chúng ta đều biết rằng người Do Thái là một dân tộc thông minh nhất thế giới. Thế nhưng, ít ai biết rằng, trong làm ăn, những con người mang dòng máu Do Thái cũng rất cừ khôi. Chẳng vậy mà giờ đây, đất nước Israel được đánh giá là một trong số những trung tâm khởi nghiệp của thế giới.
Câu chuyện về chiếc bánh ở trên chỉ là một trong số những bài học người Do Thái truyền lại cho nhau về cách làm giàu.
Hơn cả câu chuyện đó, có những định luật làm giàu mà các học giả Do Thái đã tổng kết lại và giờ đây chúng đã trở nên phổ biến. Dưới đây là 10 định luật đã được tổng kết lại từ nhiều năm trước:
1. Tư duy của Edison: Thất bại là mẹ thành công
Edison xem mỗi lần thử nghiệm thất bại là một lần thu hoạch, bởi ít nhất chúng đã chứng minh rằng nguyên liệu thử nghiệm hoặc phương pháp đó là bất khả thi.
Do đó, sợi đốt của bóng đèn đã phải trải qua hơn 6.000 cuộc thử nghiệm mới có thể thành công.
Những người Do Thái khởi nghiệp luôn thể hiện một ý chí kiên cường, cho dù gặp phải bao nhiêu lần thất bại, họ đều cho rằng những cái đó đều là trải nghiệm cần có để tiến đến thành công.
2. Hiệu ứng Matthew: Nhất định phải trở thành người dẫn đầu
Nếu muốn giữ được ưu thế trong một lĩnh vực nào đó, thì cần phải cấp tốc trở thành người đi đầu trong lĩnh vực ấy. Khi bạn trở thành người dẫn đầu, cho dù tỷ suất hoàn vốn là giống nhau, bạn cũng có thể dễ dàng thu được lợi ích lớn hơn so với những người cùng ngành nhưng yếu hơn.
Trong kỹ năng sáng nghiệp kinh doanh, một khi người Do Thái giành được ưu thế trong lĩnh vực nào đó, họ sẽ cấp tốc đột phá mạnh mẽ hơn; khi xuất hiện đối thủ lớn mạnh, họ sẽ đi theo một cách khác, tìm ra chính xác điểm yếu của đối thủ và ưu thế của bản thân.
3. Định luật dao cạo Occam: Hãy đơn giản hết mức!
Định luật dao cạo Occam cho chúng ta biết rằng: Vạn sự vạn vật nên “đơn giản hết mức” chứ không phải là đơn giản hơn
Người Do Thái thích duy trì tính đơn giản của sự việc, nắm bắt căn bản, giải quyết thực chất, không thích làm phức tạp hóa sự việc, có như vậy mới có thể giải quyết xong sự việc một cách nhanh chóng và có hiệu suất hơn.
4. Định luật đồng hồ: Một người không thể có hai người chỉ huy
Chỉ cần có một chiếc đồng hồ bạn có thể biết được bây giờ là mấy giờ. Nhưng khi sử dụng hai chiếc đồng hồ cùng một lúc, bạn lại không thể nào xác định giờ. Hai chiếc đồng hồ không thể nói cho một người biết thời gian chính xác hơn.
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng không thể cùng lúc ứng dụng hai loại quản lý khác nhau, cũng không thể cùng lúc thiết lập hai mục tiêu khác nhau.
Một người không thể để cho hai người chỉ huy cùng một lúc, mỗi người cũng không thể cùng lúc lựa chọn hai loại quan niệm giá trị khác nhau.
5. Định luật thùng gỗ: Thùng có thể đựng bao nhiêu nước là quyết định ở tấm gỗ ngắn nhất
Mỗi doanh nghiệp đều có khâu yếu kém của mình. Chính những khâu này làm doanh nghiệp có rất nhiều nguồn nhân lực nhàn rỗi thậm chí là lãng phí, không phát huy được tác dụng đáng có
Người Do Thái cho rằng mỗi một đồng vốn đều phải xoay quanh một trọng tâm, mỗi một bộ phận đều phải xoay quanh mục tiêu trọng tâm mà cố gắng. Xoay quanh một vòng tròn trọng tâm, hình thành một vòng tròn thích hợp với mình nhất.
6. Định luật rượu và nước bẩn: Kịp thời dẹp sạch phần tử tiêu cực
Một muỗng rượu đổ vào một thùng nước bẩn, bạn sẽ có được một thùng nước bẩn; Đổ một muỗng nước bẩn vào trong một thùng rượu, cái bạn nhận được vẫn là một thùng nước bẩn!
Người Do Thái không nhân nhượng đối với tổ viên hoặc những thứ phá hoại tổ chức, họ cho rằng cần phải kịp thời xử lý ngay cả trước khi những phần tử tiêu cực này bắt đầu phá hoại.
7. Hiệu ứng ruồi ngựa: Con ngựa lười biếng ra sao, chỉ cần có ruồi ngựa cắn chích cũng sẽ hăng hái tinh thần.
Ngựa bị ruồi chích rồi mới có thể chạy nhanh hơn, bất kể nó là con ngựa lười biếng ra sao. Con người chúng ta cũng như vậy
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng: chỉ khi bị ai đó đuổi theo, người ta mới không dám buông lỏng, mới biết cố gắng phấn đấu. Từ góc độ này cho thấy, chúng ta nên cám ơn đối thủ cạnh tranh của mình, bởi họ chính là chuông báo tốt nhất cho ta hoàn thiện.
8. Tư duy cá bống: Không theo trào lưu, học cách suy nghĩ độc lập.
Cá bống lấy con cá khỏe mạnh làm thủ lĩnh tự nhiên, cho dù hành động của con cá bống thủ lĩnh này xảy ra hỗn loạn, những con cá bống khác vẫn mù quáng chạy theo như trước.
Ngay từ nhỏ, người Do Thái đã phải học cách suy nghĩ độc lập, không mù quáng chạy theo trào lưu.
9. Tư duy Florence: Mục tiêu giống như hải đăng, đủ sáng mới có thể chỉ dẫn tàu thuyền.
Mục tiêu cần phải “nhìn thấy được”, đời người không nhìn thấy được mục tiêu sẽ mất đi phương hướng tiến về trước, cho dù bạn có tràn trề tinh lực đi nữa cũng là làm việc vô ích.
Người Do Thái luôn nhấn mạnh ý nghĩa của việc định vị chính xác, mục tiêu rõ ràng, tất cả xoay quanh thực hiện mục tiêu mà tiến hành.
10. Tư duy tương quan: Không có bất cứ sự vật nào có thể tồn tại độc lập
Giữa các sự vật có sự tương tác, chúng sẽ không tồn tại độc lập.
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng sẽ không có bánh rơi từ trên trời xuống, bất cứ sự vật gì dẫu nhìn thấy là tốt đẹp thì đều có nguyên nhân của nó, không có cơ hội vô duyên vô cớ để lại cho bạn.
PHAN LÊ/Trí Thức Trẻ
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 5802

Đối với các Doanh nghiệp ở nước ngoài, bản đề nghị kinh doanh được xem như là một vũ khí tối thượng có thể giúp gặt hái được thành công. Tuy nhiên nhiều Doanh nghiệp trong nước vẫn ít dùng đến. Có thể do họ chưa hề biết về nó vì chẳng có ai dạy về cái gọi là “bản đề nghị kinh doanh” trong các trường Đại học, cũng có thể là do thói quen ít sử dụng.
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 5195

Theo Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, trong nghệ thuật kinh doanh có muôn ngàn kế sách để thúc đẩy doanh thu và làm tăng nhanh lợi nhuận, tuy nhiên có 8 phương thức sau đây là tiêu biểu và được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
1. Phương thức kinh doanh hình “tam giác”.
Năm 1948 tại Nhật Bản có một người chuyên kinh doanh dược phẩm, tên là Đồng Khẩu Tuấn Phu, ông mở rất nhiều tiệm bán thuốc trên toàn quốc, có khi hạ giá cạnh tranh nhưng vẫn không thành công. Qua nhiều lần thất bại ông đã phát minh ra công thức kinh doanh “tam giác” tức là không mở lung tung các tiệm thuốc một cách rải rác nửa, phương pháp mà ông áp dụng là mở 3 tiệm cố định ở một khu vực nhất định, để tạo sức mua cho cả vùng đó, ông chỉ tập trung trong phạm vi “hình tam giác” cố định, hình tam giác đó rộng, nhỏ là tùy theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường mà phân bổ cho phù hợp.
Cách làm này quả nhiên làm cho kinh doanh của ông ngày càng phát triển, doanh thu ngày càng cao(hiện nay chiếm trên 10% doanh số bán thuốc của thị trường Nhật).
2. Phương thức kinh doanh hình “vòng tròn”.
Tại Mỹ có tiệm bán đồ chơi cho trẻ em tên là “thung lũng kỳ ảo” đã tạo lập một vòng tròn kinh doanh thật tuyệt hảo. Họ thiết kế một phòng chơi cho trẻ em ở ngay trong tiệm, để cho cha mẹ đem trẻ em đến gửi trong giờ làm việc hoặc khi có việc bận, phòng trẻ em có các bảo mẫu nhiều kinh nghiệm và được chọn lựa cẩn thận, dạy cho trẻ em những kiến thức bổ ích, cho các em chơi các loại đồ chơi có bán trong tiệm, giá cả lại rẻ. Trẻ em rất thích “ngôi nhà đồ chơi” này. Phụ huynh thấy giá cả hợp lý, trẻ vừa có người chăm sóc, giáo dục, vừa được nô đùa thỏa mái, thế là họ tới tấp đem con đến gửi.
Quả thật, kinh doanh theo kiểu này thì phòng giữ trẻ ngày càng đông, doanh thu của cửa hàng ngày càng cao, bởi lẽ khi trẻ đã mê mẫn với các đồ chơi ở đó, chúng sẽ ra sức nài nỉ cha mẹ mua cho bằng được các thứ đồ chơi giống hệt. Nước mắt của con và lời khuyên của bảo mẫu chắc chắn sẽ làm mềm lòng các bậc cha mẹ. Trên đời này hiếm có ba mẹ nào tiếc với con thứ gì.
3. Phương thức dùng “Thẻ mua hàng”.
Tại Nhật Bản, nhiều cửa hàng, siêu thị đã áp dụng phương pháp phát hành “thẻ mua hàng”. Mọi khách hàng khi đến mua đều được phát một thẻ mua hàng có số hiệu riêng của cửa hàng đó. Nếu dùng các thẻ này tại các cửa tiệm, phân hiệu, đại lý của họ sẽ được phục vụ và mua hàng với giá ưu đãi. Mỗi khi mua hàng họ đều ghi lại số tiền đã mua trên thẻ, đến khi khách mua đạt 500.000 yên, họ sẽ được tặng một món quà trị giá 500 yên. Khi làm thẻ mua hàng không phải tốn một khoản chi phí nào mà ngược lại còn được tặng quà lưu niệm, nếu dắt thêm bạn bè tới cũng được tặng quà để cảm ơn công giới thiệu. Cách làm này đã thu hút khách hàng. Thẻ mua hàng đã đem lại doanh thu rõ rệt.
Thỉnh thoảng các cửa hàng lại tung ra những chiêu thức mới như “ngày tính gấp đôi” tức là hôm ấy nếu khách mua hàng 100 yên sẽ được ghi vào phiếu 200 yên. Hoặc quảng cáo “khách hàng đến trước 12h sẽ nhận được một bữa ăn trưa miễn phí” khách hàng đến mua đều được nhận một bao bánh mì kẹp thịt đủ no một bữa, họ không cần phải đi ăn trưa mà tập trung đi dạo siêu thị để mua hàng hóa. Những hôm đó cửa hàng không còn chỗ chen chân. Tất nhiên doanh thu ngày càng phát đạt.
4. Bán hàng kèm quà tặng.
1 cuộn phim kèm theo 2 ly nước.
1 chai rượu tặng thêm ly, khay và bình rượu nhỏ.
1 xe máy tặng thêm 1 mũ bảo hiểm và bộ áo đi mưa.
1 bộ veston tặng thêm một áo sơ mi trắng hoặc cà vạt...
Theo điều tra, cách bán hàng kèm theo quà tặng này rất có hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp sử dụng một cách thường xuyên và đa số khách hàng bị các thứ quà tặng thêm này quyến rũ.
5. Đặt lại tên hàng.
Hãng Panasonic sản xuất ra một loại ván cách lửa mới. Hãng ra sức quảng cáo và thực sự chất lượng rất tốt, giá cả phải chăng; nhưng lượng tiêu thụ lại quá chậm. Hãng đã mở cuộc điều tra và phát hiện do cái tên quá thô “ván canh cửa Panasonic” bèn đổi lại tên là “người gác bếp của bạn” cho có vẻ tình cảm hơn. Chính cách làm này mà sản phẩm lập tức được mọi nhà tranh nhau mua.
Ngoài ra có một sản phẩm mới của hãng là loại ghế có tác dụng xoa bóp với tên gọi hết sức nhã nhặn dễ nghe “Êm ái” cũng được khách hàng thích thú. Khi gia đình mừng thọ cho ông, bà, cha, mẹ thường mua ghế này để làm quà tặng.
Công ty dệt Thượng Hải (Trung Quốc) sản xuất hàng trăm ngàn khăn lụa trắng cao cấp nhưng cả năm qua chẳng bán được cái nào. Họ cho tiến hành điều tra và xác định nguyên nhân ế ẩm vì khách hàng chẳng hiểu khăn loại này dùng để làm gì? Bởi lẽ khăn này không chỉ dùng để lau mặt mà chủ yếu phối hợp với bộ veston cho đẹp mắt. Nắm được nguyên nhân, công ty đã in thêm bao bì đẹp có để chữ “khăn tay dùng cho âu phục”, in thêm cách hướng dẫn xếp khăn cho phù hợp với kiểu dáng của áo quần. Làm như vậy buộc giá thành và giá bán phải tăng, nhưng khi tung trở ra thị trường thì khăn “ế ẩm” này bỗng dưng đắt như tôm tươi.
6. Giới thiệu sản phẩm theo kiểu trực quan.
Gần đây nhiều doanh nghiệp khi giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng thường đem những tấm ảnh với những lời chú thích và giá cả cụ thể. Đó là cách giới thiệu sảm phẩm theo kiểu trực quan, kết quả rất hữu hiệu.
Theo Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, trong nghệ thuật kinh doanh có muôn ngàn kế sách để thúc đẩy doanh thu và làm tăng nhanh lợi nhuận, tuy nhiên có 8 phương thức sau đây là tiêu biểu và được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
7. Gộp thành số chẵn.
Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có một vài cửa hàng với tên gọi “cửa hàng 10.000” Những cửa hàng này gộp các món hàng nhỏ tạo thành từng gói có giá trị 10.000đ để khách hàng chọn lựa, cách làm này rất thu hút khách hàng vì dễ mua, dễ thanh toán tiền và vô cùng thuận tiện. Tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả cao cần phải chú ý tránh nhét những hàng kém chất lượng hoặc quá ế ẩm, làm như vậy khách hàng sẽ có cảm giác mình bị lừa và lần sau không bao giờ đến nữa, ngoài ra không nên quá ham lời mà định ra giá cao (dễ hay so sánh) thỉnh thoảng xen vào những món hàng có giá trị một chút, đem lại niềm vui bất ngờ cho khách hàng, như vậy họ sẽ đến nhiều hơn.
8. “Bỏ con tép câu con tôm”.
Một nhà sản xuất sơn ở Mỹ gửi cho 500 khách hàng mỗi người 1 cán cây cọ sơn và mời khách hàng đến văn phòng họ để nhận thêm 1 cây cọ nữa, nhưng chỉ có 100 người đáp lại lời mời. Người sản xuất bèn thay đổi chiến lược, họ gửi tặng 1.000 khách mỗi người 1 cây cọ sơn với lời mời “chắc chắn các bạn đang cần sơn để thay mới cho căn nhà của bạn, vì vậy chúng tôi mạo muội xin gửi tăng bạn 1 cây cọ sơn, công ty chúng tôi đang tiến hành đợt khuyến mãi với giá ưu đãi trong vòng 3 tháng tính từ hôm nay, bạn chỉ cần đem theo thư này đến chỗ chúng tôi sẽ được hưởng giá ưu đãi giảm 20%, mong bạn đừng bỏ qua dịp này”.
Về tâm lý, khách hàng rất thích sự “ưu đãi” này, họ cho rằng đã có cây cọ sơn rất tốt như thế này mà không dùng thì quá phí, thế là 750 khách hàng đã đem thư này đến để mua hàng và sau đó họ trở thành khách hàng thường xuyên. Trong vòng một năm doanh số của công ty đã tăng lên gấp 5 lần.
Ví dụ 1 căn nhà mới xây, 1 cái bàn, 1 bộ salon, 1 cái bếp ga, 1 bộ xoong nồi, các món ăn cho một bữa tiệc, 1 bộ quần áo... khách hàng có thể nhìn vào hình ảnh để hình dung sản phẩm mình sẽ mua và quyết định mua loại nào, và chỉ cần ghi số hiệu (đã dán trên ảnh) tức khắc người bán sẽ đem đến tận nhà thứ sản phẩm mà mình cần như trong ảnh.
*Sưu tầm*
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 4042

Những ngày qua, dù câu chuyện nộp thuế khi kinh doanh qua mạng xã hội được nhiều cá nhân quan tâm thì Huỳnh Anh Đào - người mới trở về Việt Nam sau 2 năm tốt nghiệp đại học tại Mỹ vẫn khẩn trương tiến hành kế hoạch kinh doanh sản phẩm làm đẹp.
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 2723

Một nhà lãnh đạo giỏi là một người không chỉ biết chèo lái công ty tốt, mà còn phải biết cách tạo ra động lực làm việc cho nhân viên của mình và dẫn đường cho họ tiến tới thành công.
- Details
- Category: Quản Trị Bán Hàng
- Hits: 4062