Khi sự sống còn của doanh nghiệp bạn bị đe dọa, bạn cần bắt đầu suy nghĩ như một nhà lãnh đạo quân sự trong trận chiến. Hãy bình tĩnh, bạo dạn, mạnh mẽ tiến lên với những chiến thuật kinh doanh dứt khoát, kỹ lưỡng và thông minh để đưa doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, đạt tới sự ổn định và phát triển.

kinh doanh thời khủng hoảng

1. Xác định rõ mục đích của bạn

Đây là nguyên tắc về mục tiêu. Nó đòi hỏi bạn phải thật rõ ràng về những mục đích bạn muốn và cần để vượt qua khủng hoảng. Trong kinh doanh, việc thực hiện nguyên tắc này thường sẽ tập trung vào những mục tiêu liên quan đến bán hàng, doanh số và dòng tiền. Bạn cần lên kế hoạch, lịch trình và ủy quyền cho đúng người để đạt được mục đích quan trọng nhất của mình. Mỗi người cần thật rõ ràng về những gì họ mong đợi, và họ phải cam kết để thành công, để chiến thắng, dù khủng hoảng có nghiêm trọng đến mức nào.

2. Hành động mạnh mẽ

Đây là nguyên tắc tấn công. Nó đòi hỏi bạn phải hành động, mạnh mẽ tiến lên để đương đầu với khó khăn và giải quyết vấn đề. Như Napoleon từng nói: “Không chiến thắng lớn nào có được nhờ sự phòng thủ”.

Phản xạ tự nhiên khi phải đương đầu với khủng hoảng của bạn luôn là lùi lại, giảm tải, hành động an toàn. Do đó, bạn cần chống lại xu hướng này và dũng cảm tiến bước để kiểm soát tình hình và đương đầu với khó khăn bằng sự kiên định, quyết đoán.

3. Tập trung nguồn lực của bạn

Nguyên tắc tập trung này đòi hỏi bạn hội tụ những người giỏi nhất, năng lượng dồi dào nhất và nguồn lực có hạn của bạn vào nơi có khả năng giành được chiến thắng lớn nhất. Tái cơ cấu và tái tổ chức hoạt động tập trung vào những gì bạn giỏi nhất để đưa bạn ra khỏi khủng hoảng nhanh hơn bất kỳ ai.

4. Luôn linh động

Đây là nguyên tắc về mưu kế. Hầu hết các trận đánh thành công đều là kết quả của việc sử dụng mưu kế. Trong kinh doanh, việc thực hiện chiến thuật này đòi hỏi bạn cần áp dụng những thứ mới và nếu nó không thành công, hãy thử những cách khác. Bạn cần linh động và sáng tạo để đạt được mục tiêu. Cân nhắc việc làm những điều hoàn toàn trái ngược với những gì bạn từng làm. Tạo cơ hội cho mọi lựa chọn. Bạn sẽ tồn tại và thành công.

5. Tập trung mọi thông tin có sẵn

Đây là nguyên tắc về tình báo. Tình báo có nghĩa là bạn phải tìm ra sự thật về tình huống đang gặp phải. Bạn hãy làm tất cả những gì có thể để tìm hiểu. Đặt câu hỏi, gọi điện cho mọi người, tìm thông tin trên mạng. Thông tin bạn có càng nhiều và càng chất lượng, bạn càng có thể đưa ra quyết định tốt và hiệu quả.

6. Để mọi người làm việc cùng nhau

Nguyên tắc số 6 để thành công là phối hợp hành động. Đảm bảo mọi người trong nhóm của bạn có chung mục tiêu, giá trị cơ bản và hiểu rõ về nhiệm vụ. Mỗi người cần biết được điều gì đang xảy ra và những người khác đang làm gì. Một trong những nguyên tắc để chiến thắng trong quân sự là bạn không bao giờ được tin vào may mắn hay ước rằng chuyện đó sẽ xảy đến. Hy vọng không phải một chiến thuật. Hãy dựa vào bản thân và không kỳ vọng một chiến thắng dễ dàng.

Napoleon từng được hỏi về việc ông có tin vào may mắn trên chiến trường không, ông đã trả lời, “Có. Tôi tin vào may mắn. Tôi cũng tin vào vận xui và tôi tin là tôi sẽ luôn gặp nó. Vì vậy, tôi luôn lên kế hoạch dựa vào đó”.

Bạn cũng nên làm như vậy. Nếu có một may mắn vụt qua, coi như bạn đã được phù hộ. Tuy nhiên không nên dựa vào đó và hy vọng nó xảy ra.

7. Bạn là lãnh đạo

Nguyên tắc chiến thuật số 7 là thống nhất mệnh lệnh. Mọi người đều phải biết rằng bạn có toàn quyền ra lệnh. Bạn là người chịu trách nhiệm chính. Mọi người phải báo cáo cho bạn và trả lời bạn. Trong những lúc đương đầu với khủng hoảng, bạn cần làm mọi người hiểu bạn đang giữ vai trò lãnh đạo.

Cuối cùng, trong lúc hành động để giải quyết khủng hoảng, yếu tố quan trọng nhất bạn cần có là cam kết dốc toàn lực để thành công, vượt qua khó khăn dù bạn là ai. Chìa khóa để thành công là trực tiếp đối mặt với vấn đề và không ngừng tiến lên. Người ta nói sự táo bạo, mạnh dạn có thể đưa bạn vào nhiều rắc rối, nhưng táo bạo và mạnh dạn hơn lại có thể đưa bạn thoát khỏi vấn đề. Hãy hành động ngay và liên tục cho đến khi bạn kinh doanh thành công.

Theo “Điểm khủng hoảng”/Hoclamgiau

Pin It
Franklin D. Roosevelt

"Định nghĩa của sự điên rồ: Lập đi lập lại một việc nhưng lại mong muốn có một kết quả khác đi."

User Menu