Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường nhưng cũng là bước quan trọng nhất quyết định việc kinh doanh của doanh nghiệp có thành công hay không. Để bán được hàng cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đóng vai trò quyết định lại là nhân viên bán hàng, những người trực tiếp tiếp xúc để thuyết phục khách mua sản phẩm.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của nhân viên bán hàng, họ phải có đầy đủ những kỹ năng chuyên môn thì mới làm tốt công việc được giao. Muốn vậy, một phần dựa vào phẩm chất vốn có của họ một phần là ở công tác đào tạo của doanh nghiệp. Khi bạn thường xuyên giúp nhân viên của mình nâng cao trình độ thì khả năng chuyên môn của họ sẽ cải thiện rõ rệt, đem lại hiệu quả cao trong việc bán hàng. Hãy cùng chúng tôi hiểu một số bí quyết đào tạo nhân viên bán hàng siêu đẳng trong bài viết dưới đây.
Hãy đào tạo nhân viên bán hàng thành những chuyên gia:
1. Để nhân viên bán hàng thành chuyên gia sản phẩm
Sẽ rất buồn cười nếu bán hàng mà không biết chút gì về sản phẩm, hay chỉ biết sơ qua. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới việc thuyết phục khách hàng mà còn cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của doanh nghiệp, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng xấu. Thế nên khi nhân viên vừa trúng tuyển thì việc đầu tiên mà bạn cần làm là hãy giới thiệu cho họ về sản phẩm của mình, tất cả chứ không chỉ những thông tin cơ bản.
Việc này tưởng như rất đơn giản nhưng thực tế không phải vậy, vì thông thường cửa hàng sẽ có rất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm lại có các đặc tính khác nhau, mà để tư vấn tốt cho khách thì nhân viên buộc phải ghi nhớ tất cả. Ngoài tên, giá cả, xuất xứ, bạn cũng cần giới thiệu cho nhân viên bán hàng của mình cách sử dụng, bảo quản sản phẩm, để họ trải nghiệm dùng thử thì càng tốt.
Nếu là những sản phẩm đơn giản thì việc này không cần quá cầu kỳ, còn nếu là đồ công nghệ cao như máy tính, điện thoại,... hay phần mềm hiện đại như phần mềm quản lý bán hàng thì bạn cần lưu ý các tính năng đặc biệt, nổi bật cho họ để truyền đạt lại với khách hàng.
Muốn bán được hàng thì mỗi nhân viên phải trở thành một chuyên gia về sản phẩm để giải đáp mọi thắc mắc của khách, thậm chí là tư vấn thêm nhằm thuyết phục họ mua hàng. Công tác đào tạo này rất quan trọng, bạn cần đảm bảo rằng nhân viên không còn mơ hồ về sản phẩm nữa mới cho họ trực tiếp đứng quầy, vì chỉ cần sai sót nhỏ bạn cũng có thể để mất những khách hàng tiềm năng.
2. Để nhân viên hiểu thị trường
Sau khi đã đào tạo nhân viên bán hàng về sản phẩm để họ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, thì bước thứ hai bạn cần cung cấp cho họ những thông tin thị trường trong ngành để họ có cái nhìn toàn diện về đối thủ cạnh tranh. Đến đây có lẽ nhiều người không hiểu tại sao nhân viên bán hàng cũng cần biết về thị trường, nhưng thật ra đó là việc rất cần thiết phục vụ cho quá trình tư vấn được tốt hơn.
Nhân viên bán hàng cũng cần hiểu những biến động thị trường
Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp phải biết hiện nay trên thị trường có những ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình, họ có lợi thế gì, so với bên mình thì hơn hay kém. Những thông tin này rất hữu ích khi nhân viên tư vấn cho khách hàng, họ sẽ xoáy sâu vào các tính năng nổi trội hơn đối thủ, thậm chí phân tích tình hình cung – cầu cho khách thấy để thúc giục họ mua hàng. Mặc dù không cần hiểu quá sâu về thị trường nhưng nhân viên phải có thường thức cơ bản, như vậy mới phát huy tốt được khả năng của mình. Bạn nên tổ chức những buổi đào tạo định kỳ về vấn đề này cho nhân viên, có thể theo tháng hoặc theo quý tuỳ tình hình thực tế.
3. Để nhân viên học hỏi kinh nghiệm
Dù làm bất cứ công việc gì kinh nghiệm vẫn là thứ cực kỳ quan trọng, với nhân viên bán hàng thì kinh nghiệm thể hiện ở khả năng giao tiếp với khách, cách ghi ấn tượng và thuyết phục họ mua hàng, nó là cả một nghệ thuật chứ không đơn thuần là cuộc trao đổi thông thường nữa. Có rất nhiều cách để bạn truyền tải kinh nghiệm cho nhân viên của mình, đơn giản nhất là tổ chức những buổi chia sẻ bí quyết bán hàng, còn hiệu quả nhất là “gửi gắm” nhân viên mới cho người đã dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn.
Học hỏi kinh nghiệm không phải chỉ trên lý thuyết, bạn cần để nhân viên thực hành áp dụng và biến kiến thức đó thành của mình. Trong quá trình đó bạn nên trực tiếp hoặc cử người giám sát để đảm bảo không xảy ra sai sót nghiêm trọng.
>> Bí quyết đào tạo nhân viên bán hàng siêu đẳng (P2)Bí quyết đào tạo nhân viên bán hàng siêu đẳng (P2)
Theo blog.sapo.vn
Không ghi tác giả