Bạn đã bao giờ ghé thăm các cửa hàng bán lẻ ưa thích chỉ để khám phá một kho trống rỗng cùng với tấm bảng ghi chữ cho thuê cửa hàng treo ở cửa sổ hay chưa? Có rất nhiều các chủ cửa hàng vào những ngày kinh doanh cuối cùng thường giải thích cho việc đóng cửa bằng cách đổ lỗi cho nền kinh tế và sự cạnh tranh trực tuyến.

Tuy nhiên phải chấp nhận một sự thật: Những gì đang xảy ra xuất phát từ lý do là các nhà quản lý đã có những lựa chọn sai lầm về mặt hàng thiết yếu và nhiều vấn đề khác nữa. Sau đây là 7 sai lầm tai hại thường gặp mà các nhà bán lẻ nên tránh:

 bán lẻ

1. Lựa chọn sai đối tác:

Các đối tác phù hợp có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong kinh doanh, cho dù đó là một đối tác luôn sát cánh cùng bạn hay chỉ là một đối tác hùn vốn chứ không hề tham gia vào công tác quản trị. Bạn có thể bỏ qua nhiều khâu trong quá trình làm ăn với những đối tác thực sự tin tưởng bởi có mối quan hệ tuyệt vời từ lâu. Tuy nhiên, nếu không rà soát nhau trong công việc, bạn rất có thể đi lệch ra khỏi những kỳ vọng của mình. Nếu xảy ra bất đồng, bạn sẽ làm gì và chính xác là đối tác của bạn sẽ làm gì? Bởi lẽ, đối tác không phải là một nhân viên mà bạn có thể sa thải bất cứ lúc nào. Thành lập một doanh nghiệp, hay đơn giản chỉ một cửa hàng bán lẻ là một cuộc chạy đua, nếu nhanh cũng phải mất một vài tháng mới có thể ổn định được, do đó, cả bạn và đối tác cần phối hợp với nhau nhuần nhuyễn để đạt được thành công.
2. Chọn sai vị trí cửa hàng

Vị trí là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh bán lẻ, điều này chắc bạn đã nghe nói đến một triệu lần rồi. Vị trí, vị trí và vị trí. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm cũng không thể hoàn toàn chính xác được, bởi lẽ rất ít ai có thể biết chính xác đâu là nơi trung tâm, nơi có giao thông thuận tiện và nhân khẩu học phù hợp. Giá thuê là một yếu tố khá quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm. Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được 30% chi phí với một vị trí không phải là mặt đường chính nhưng sẽ tốn thêm nhiều tiền quảng cáo hơn. Do đó, hãy cân nhắc cẩn thận trong việc lựa chọn vị trí cửa hàng. Bạn không phải là Starbucks (một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới) để có thể đi bất cứ nơi đâu mà bạn muốn.

3. Khởi nghiệp một mình

Có thể bạn là một người có tầm nhìn rộng lớn nhưng việc khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ một mình cũng khá là khó khăn. Bạn có thể làm công việc của hai hoặc ba người nhưng một mình bạn không thể kiểm soát được công việc của hai hay ba người như thế. Đó là lý do mà bạn cần thuê quản lý cửa hàng hoặc một trợ lý để giúp bạn một phần trong việc kiểm soát công việc, tránh sự mất tập trung và mất tầm nhìn.

4. Không kiểm soát các chỉ số cơ bản

Lãi, lỗ, sự hòa vốn và dòng tiền là những điều cơ bản của một doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn tìm hiểu về những vấn đề đó cũng không sao, nhưng bạn cần phải thuê người làm điều đó thay bạn chứ không thể bỏ mặc chúng. Trong quá trình kinh doanh, bạn cần kiểm soát các con số cơ bản như doanh thu, lợi nhuận, chi phí,…để đảm bảo doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt. Nếu không, rất có thể bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh không có đủ tiền để trang trải chi phí, thậm chí là ngu ngốc hơn, bạn có thể vào tù vì không đóng thuế hàng quý.

5. Mắc sai lầm trong việc thuê đội ngũ nhân viên

Thật tuyệt vời khi bạn có bạn bè làm cùng với mình nhưng sẽ rất dễ xảy ra xung đột liên quan đến trách nhiệm và lợi ích. Do đó, tốt nhất là bạn nên thuê riêng cho mình một đội ngũ nhân viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí công việc.

6. Không thực hiện việc quản lý con người

Là chủ doanh nghiệp, việc của bạn là quản lý và đào tạo nhân viên để họ làm tốt hơn việc bán hàng. Con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nếu hệ thống của bạn không đủ mạnh, bạn sẽ dễ dàng bị đánh gục bởi đối thủ cạnh tranh. Do đó, hãy đầu tư vào con người, vào kỹ năng, sự chuyên nghiệp và lòng trung thành của họ.

7. Quá phụ thuộc vào doanh số bán hàng

Doanh số bán hàng đôi khi không phản ánh trung thực tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu không nắm rõ cả chi phí và lợi nhuận, bạn sẽ không bao giờ đạt được điểm hòa vốn. Bạn phải tin tưởng vào sản phẩm, giá cả và đội ngũ nhân viên đã được đào tạo của mình. Chúng tôi biết một người phụ nữ là chủ của một nhà hàng, luôn nhắc nhở nhân viên mới của mình về việc cắt giảm tối đa chi phí. Ví dụ như một tách cà phê gốm, nếu chỉ bị sứt mẻ một chút thôi cũng phải vứt bỏ, cho nên họ không bao giờ xếp quá nhiều vào trong bồn rửa cùng với dĩa, đĩa,…để tránh sứt mẻ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường kinh doanh bán lẻ của mình nhé!
Theo tapchibanle.org

Không ghi tác giả

Pin It
Peter Drucker

"Doanh nghiệp có hai chức năng, và chỉ có hai mà thôi: marketing và sáng tạo. Marketing và sáng tạo làm ra kết quả. Những thứ khác chỉ là chi phí."

User Menu