Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nhiều công ty đã dần dần nhận thức được rằng bộ phận bán hàng cần được đặt tại tâm điểm của sự chú ý. Đặc biệt ở các lĩnh vực mà nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục, như công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng…,

...thì việc quản lý bộ phận bán hàng hiệu quả cho phép tăng doanh thu và nâng cao giá trị công ty lên đáng kể. Ở đây, khả năng đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của khách hàng chính là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất.

 

Điều kiện 3. Đảm bảo thực hiện chương trình thay đổi một cách hiệu quả

Thực hiện chương trình thay đổi này là một việc khó khăn. Bộ phận bán hàng thường rất đông nhân viên. Nếu bạn kéo họ vào những công việc phân tích, hay giải quyết những việc giấy tờ khác thì sẽ không kết quả, trong khi bạn lại không đạt được mục tiêu chủ yếu là hoàn thành chỉ tiêu bán hàng. Một chương trình hữu hiệu cần dựa trên 2 yêu cầu: sự ủng hộ và giúp sức của lãnh đạo, và vạch ra được hướng đi rõ ràng và nhất quán.

 

Tranh thủ sự ủng hộ trong công ty

Lãnh đạo công ty cũng như giám đốc bộ phận cần thể hiện sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất như tuyên truyền, quảng bá về tác dụng của chương trình cải cách này, đồng thời khen thưởng kịp thời khi chương trình này bắt đầu gặt hái thành công.

 

Tuy nhiên, ở đây có một điều chú ý khác: các giám đốc bán hàng có thể cảm thấy không thoải mái lắm khi thấy vai trò của mình trong bộ phận giảm đi và kết quả hoạt động của bộ phận này ngày càng ít phụ thuộc vào quyền hạn của mình. Vì thế, lãnh đạo công ty cần để họ điều hành chương trình này. Những người không thể làm việc trong môi trường mới cần phải thay thế nhanh chóng và dứt khoát, bằng không họ có thể gây ra trục trăc cho cả kế hoạch của bạn.

 

Chiếm lấy “lý trí và trái tim” của nhân viên bán hàng là việc khó nhất, nhưng không phải là việc bất khả thi. Bạn hãy cứ để họ tự giải quyết lấy những rắc rối của bản thân- họ thường biết rõ các vấn đề đó, nhưng họ chỉ không có cơ hội hay động lực để làm việc đó mà thôi.

 

Một trong những việc rất nên thực hiện trong chương trình tăng doanh số bán hàng là “công nghệ đột phá”: tập trung ý kiến và để chính nhân viên của bộ phận bán hàng soạn thảo những góp ý, nhận xét đối với nhiệm vụ được giao, tìm ra và loại bỏ những điều cản trở việc đẩy mạnh doanh số cũng như tăng chất lượng phục vụ khách hàng.

 

Công nghệ này cho phép giải quyết những vấn đề nhỏ như không đủ thời gian tiếp xúc với khách hàng. Lời khuyên bạn thu thập được có thể là giảm thời gian làm những công việc giấy tờ, phân bố lại khách hàng giữa các đại lý để tiết kiệm thời gian đi lại… Với những vấn đề khó khăn hơn như tối ưu hóa hệ thống thu hút và huấn luyện nhân viên, thì việc huy động trí tuệ tập thể ít phù hợp hơn. Tuy nhiên công nghệ này vẫn có thể vận dụng hiệu quả khi lấy ý tưởng để thúc đẩy quá trình cải tổ.

 

Đảm bảo sao cho việc thực hiện luôn có sự nhất quán

Phương pháp tốt nhất để đảm bảo hướng đi đúng đắn của chương trình là tạo ra được nền tảng được đa số đồng tình, thể hiện được ảnh hưởng của những cải cách đó đối với kết quả cuối cùng là tăng doanh số bán hàng. Ví dụ, giai đoạn đầu là so sánh các chỉ số bán hàng của các công ty đang thực hiện cải cách với những chỉ số của đối thủ rồi đi đến kết luận về nguyên nhân của sự thua kém, từ đó đề ra cơ sở cho chương trình.

 

Ngoài ra, một phần không thể thiếu của việc phân tích này là đánh giá lợi nhuận mà từng sản phẩm, cũng như từng nhóm khách hàng mang lại, sau đó đưa ra các chỉ số tốt nhất cho từng khu vực. Khi xây dựng chương trình cải cách dựa trên các yếu tố cụ thể, lãnh đạo sẽ gạt bỏ được tính mặc cảm “tỉnh lẻ” của một số nhân viên hay đại lý.

 

Kế hoạch cụ thể tiến hành chương trình tăng doanh số bán hàng

 

Kế hoạch này thường bao gồm 5 bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị. Nhiệm vụ ở giai đoạn này lày thu thập dữ liệu, thông tin, so sánh tính hiệu quả của bộ phận bán hàng của công ty bạn với các đối thủ cạnh tranh, tập hợp nhân sự cho dự án và tiến cử người đứng đầu. Trong quá trình chuẩn bị cần xác định những vấn đề chính yếu liên quan đến việc tổ chức quá trình bán hàng, đồng thời tiến hành các thay đổi hướng đến sự tối ưu hóa quá trình đó.

 

Bước 2. Dự án thí điểm. Trong khi thực hiện dự án thí điểm, những cải cách đưa ra (giảm công việc giấy tờ, phân bổ lại thời gian của nhân viên…) cần được thử nghiệm tại một vài điểm bán hàng. Vai trò chủ yếu của dự án thí điểm này là “chạy thử” quá trình mới và chuẩn bị để triển khai kế hoạch ở tất cả các điểm khác.

 

Bước 3. Triển khai. Việc này thường tiến hành theo các chu kỳ khoàng 6- 8 tuần. Trong giai đoạn này, nhân viên bán hàng sẽ tự lập ra kế hoạch làm việc cho mình theo yêu cầu hướng đến việc tăng hiệu quả của mỗi công việc, hoạt động nhằm đạt được các chỉ số doanh thu.

 

Bước 4. Kiểm tra định kỳ. Đây là việc không thể thiếu để theo dõi kết quả thực hiện chương trình, cũng như thái độ của nhân viên. Yếu tố then chốt trong giai đoạn này là sự đơn giản, thông hiểu tình hình và sự vô tư, công bằng của hệ thống giám sát.

 

Bước 5. Củng cố kết quả. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên dựa trên việc xây dựng các hệ thống hỗ trợ như tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho nhân viên, hệ thống thông tin và hành chính…

 

Kết luận

Kết quả của chương trình thúc đẩy bán hàng thường là tăng lượng hàng bán ra từ 15- 25% tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của công ty, đồng thời nâng cao vai trò của bộ phận bán hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, việc thực hiện chương trình cải cách tưởng chừng đơn giản đó đang biến thành một yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp hiện nay: trong tương lai không xa, tính hiệu quả của bộ phận bán hàng mới chính là “con át chủ bài” trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Theo CNDN

Nguyên tắc tấn công số 2:

"Tìm một điểm yếu trong số những điểm mạnh của đối thủ dẫn đầu thị trường và tấn công vào điểm yếu ấy"

User Menu