Nhiều năm qua tôi luôn có cảm thấy mông lung khi hình dung yếu tố “con người” trong vai trò “người tiêu dùng”. Tôi lo rằng chúng ta chỉ nhìn thấy điều mình muốn thấy, bỏ qua tất cả mọi cảm xúc và sự thấu hiểu thực sự, để chỉ tập trung vào việc tại sao người ta không mua hay không xài sản phẩm của thương hiệu mình làm.

Chỉ là vì muốn họ chi tiền cho chúng ta mà thôi.

nguoitieudung

Và rồi tôi đọc được đoạn hội thoại này:

Phóng viên: Trong cuộc sống, ai là người hùng của bạn?

Người nghệ sỹ: Người tiêu dùng

Người nghệ sỹ cố ý dùng từ đó, anh ta không hề ám chỉ về “khán giả”.

Điều này đã thay đổi suy nghĩ của tôi và làm tôi nghĩ rằng ít ra từ “người tiêu dùng (consumer)” phản ánh một cái nhìn chân thật hơn về “khán giả (audience)”.

Vì nó nhắc chúng ta nhớ ra ai là người quyết định các quyết định sau cùng, ai là người mua, mới chính là người quyết định thành công hay thất bại của thương hiệu.

Nó nhắc chúng ta rằng đại đa số mọi người không chờ đợi hoặc trông ngóng chúng ta đưa ra cái gì, và Gossage đã nhắc nhở chúng ta điều này nhiều năm trước đây: “Quảng cáo không hẳn là nhắm đến ‘khán giả’. Quảng cáo nhắm đến những ‘người tiêu dùng’ mục tiêu mà vô tình đang có mặt ở đó xem mẩu quảng cáo này”.

“Quảng cáo không hẳn là nhắm đến ‘khán giả’. Quảng cáo nhắm đến những ‘người tiêu dùng’ mục tiêu mà vô tình đang có mặt ở đó xem mẩu quảng cáo này.” - Gossage

Điều này nhắc chúng ta rằng con người luôn có lựa chọn, nếu họ không thấy thỏa mãn, họ sẽ bỏ đi.

Thương hiệu không phải là những thứ duy nhất trong cuộc đời họ.

Nó nhắc nhở những gì chúng ta làm để gây chú ý chỉ là một phần nhỏ bé của sự quan tâm, nhiệt tình, thời gian và cuộc sống của người dùng.

Nhắc chúng ta là ngay với việc cân nhắc những động cơ lựa chọn và suy xét thích hợp, người dùng thông minh hơn những gì chúng ta nghĩ về họ.

Điều đó nhắc chúng ta rằng, họ là sếp của chúng ta. Họ có thể nuốt chửng chúng ta.

Và họ không chỉ là khán giả của chúng ta.

Và nếu chúng ta thật sự ước ao họ nghĩ, đánh giá cao và đồng hành cùng thương hiệu, tốt hơn chúng ta nên cho họ thấy điều gì đó thật tuyệt vời hơn là những thứ vừa đủ.

Một lần nữa, những gì David Bowie cho chúng ta là thấy là một bức tranh mới mẻ, khác biệt, dũng cảm, chân thành và tươi sáng hơn.
Theo: Huy Kim / Brands Vietnam
Nguồn: Martin Weigel

Pin It
Arthur Schopenhauer - Triết gia Đức

"Người ta nhìn thấy một thế giới hạn hẹp bởi chính cái tầm nhìn hạn hẹp của mình."

User Menu