Đương nhiên là khách hàng thường bị thu hút bởi những chiêu thức giảm giá. Nhưng người dùng có cảm thấy thật sự hài lòng khi mua được những món đồ với “Giá rẻ”? Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay với vô số các cửa hàng quần áo, túi xách, trang sức đến các quán ăn, café, giải trí, các chương trình khuyến mãi luôn được áp dụng như một chiêu thức không thể thiếu trong việc tiếp cận khách hàng.

kỹ năng bán hàng

Lượn vòng quanh phố xá những ngày đầu hè, bạn sẽ thấy nhan nhản những tấm biển quảng cáo hấp dẫn : Sale off 30-50%, thanh lý toàn bộ các mặt hàng, giảm giá 20-40% nhân dịp chào hè hay kỉ niệm sinh nhật 5 năm, rồi mua 3 tặng 2, khuyến mãi khủng…Chẳng thiếu những chiêu thức, những câu khẩu hiệu gây ấn tượng và gây sốc với khách hàng.

Đương nhiên là khách hàng thường bị thu hút bởi những chiêu thức giảm giá. Nhưng người dùng có cảm thấy thật sự hài lòng khi mua được những món đồ với “Giá rẻ”?

Hàng sale của chúng tôi bằng giá bán ở shop bạn

Chị Vân, một tín đồ shopping hí hửng đến khoe với mọi người trong công ty về chiếc váy mới mua chị rất ưng, giảm giá 20%. Chị còn hớn hở giới thiệu cho đồng nghiệp địa chỉ cửa hàng. Vài ngày sau, chị cảm thấy tiếc pha chút “khó chịu” khi tìm được một cửa hàng khác có giá bán chưa giảm còn rẻ hơn mức giá chị mua. Sau lần đó, chị chẳng bao giờ còn muốn mua sản phẩm của cửa hàng giảm giá nữa.

Thường xuyên đến xem hàng của một cửa hàng váy thiết kế, Chị Thu (28 tuổi, nhân viên văn phòng) thường khá chú ý đến giá cả. Đồ rất đẹp nhưng giá hơi đắt nên chị thường cân nhắc khi mua hàng. Hôm đó thấy cửa hàng sale off từ 30-50%, Chị Thu hi vọng kiều gì cũng mua được đồ ưng ý.

Nhưng rốt cục, mác 30-50% không đúng như giá trị thực của nó. Chiếc váy chị dự định mua hồi trước giá tầm 600 ngàn nhưng giờ giá bán là 750 ngàn, sale 30%, giá giảm còn 525 ngàn. Như vậy so với giá trị ban đầu chỉ giảm có 75 ngàn, tức là hơn 10%, chứ không phải 30% như cửa hàng vẫn ghi. Chị thắc mắc với cô bán hàng thì cô ý đã lớn giọng nói:” Chắc chị nhớ nhầm chứ nhà em ghi giá rõ thế này rồi, không có giá đấy đâu chị ạ”. Chị ra về luôn mà chằng muốn mua thêm đồ nào nữa.

“Hoá ra mua rẻ mà giá lại chẳng rẻ”, chị ngán ngẩm

Sale off cả năm!

kỹ năng bán hàng

Một cửa hàng túi xách trên phố Cầu Giấy với biển đề ngoài cửa hàng “ Sale 50% toàn bộ các mặt hàng”, cứ tưởng nó chỉ có trong 1 thời gian ngắn nhưng đã 1 năm qua, cái biển vẫn ở đó. Nhân viên bán hàng lần nào vào cũng đon đả “ bên em đang sale toàn bộ 50% đấy chị ạ. Nhiều hàng đẹp lắm, chị mua đi”. Có lẽ những người mua lần đầu tiên sẽ cảm thấy thích thú, phấn khởi vì mua được chiếc túi xách xịn, ưng ý giá rẻ bằng nửa tiền giá thật, nhưng lâu dần vẫn đi qua con phố đấy, vẫn là tấm biển sale off 50% đấy. Người ta chợt nhận ra không biết mình đã mua rẻ hay mua đắt? Giá thực của chiếc túi xách là giá đã được giảm 50% hay còn giảm gấp nhiều lần hơn nữa?

Hay như trên phố Phạm Ngọc Thạch, bạn sẽ thấy cửa hàng quần áo cũng đề “ Thanh lý cửa hàng, giảm giá toàn bộ các sản phẩm từ 299 – 599 nghìn đồng”. Nhưng cụm từ ấy cứ gắn liền với cửa hàng suốt cả 1 năm nay. Và rồi người tiêu dùng cũng tự hỏi, Không biết đến bao giờ cửa hàng mới thanh lý như họ nói ?

Làm sao cho đúng?

Biết rằng các chiêu thức Marketing là cần thiết để gây sự chú ý, thu hút tại các cửa hàng. Nhưng với những chiêu thức “giảm giá mà như không”, liệu người tiêu dùng còn có đủ lòng tin vào giá trị thực sản phẩm mà họ đang mua?

Nhiều khách hàng sẽ chẳng bao giờ muốn quay lại những cửa hàng với chiêu thức giảm giá “ treo đầu dê bán thịt chó” kiểu này. Đó chính là tác dụng ngược của những chiêu thức giảm giá đối với các doanh nghiệp hay cửa hàng: Nó sẽ làm mất đi niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và hình ảnh đối với cửa hàng, yếu tố quyết định đến thành công trong kinh doanh.

Vì cái lợi nhất thời mà ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài về sau, đó chính là điều mà các DN cần cân nhắc kĩ trước khi đưa ra các chương trình khuyến mại/giảm giá.

Không phải lúc nào giảm giá cũng là tốt, việc sale off tràn lan sẽ làm mất đi giá trị của sản phẩm và định vị mức giá mà doanh nghiệp và cửa hàng đang hướng đến.

Một vài gợi ý nhỏ cho các doanh nghiệp/ cửa hàng trong các chiêu thức giảm giá:

- Giảm giá trong một thời gian ngắn (7 -10 ngày) với lí do cụ thể để tạo lòng tin cho khách hàng

- Xây dựng môt cơ chế giảm giá cho các khách hàng vip với giá trị đơn hàng cụ thể

- Xây dựng một số chương trình giảm giá đặc biệt cho các khách hàng tiềm năng/khách hàng vip bằng cách nhắn tin thông qua một số lý do để khách hàng cảm thấy tin tưởng, nâng cao sự quan tâm của cửa hàng đối với khách hàng (VD : tri ân khách hàng thân thiết, giảm giá nhân dịp sinh nhật của khách hàng/ cửa hàng…)

Quan trọng nhất vẫn là niềm tin của khách hàng với cửa hàng hay doanh nghiệp. Hãy tạo dựng lòng tin bằng chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ, chăm sóc của cửa hàng, có như vậy doanh nghiệp mới thành công, chứ không phải là các chiêu thức giảm giá “nửa vời" như vậy.

Trang Trần

Theo Trí Thức Trẻ

Pin It
John W. Teets

"Việc của người quản lý doanh nghiệp không chỉ để quan tâm đến hiện tại, mà là tương lai của của doanh nghiệp."

User Menu