Bạn có mua sắm theo thú vui. Bạn có tạo dựng bản sắc dựa trên những món bạn mua? Bạn có tiêu xài vượt quá mức kiếm được? Nếu bạn trả lời ĐÚNG với một hoặc nhiều câu hỏi trên đây, rất có thể bạn một người tiêu dùng thiếu suy nghĩ đấy. Tiêu dùng thiếu suy nghĩ không phải là chuyện hiếm gặp, nhưng điều đó có thể dẫn tới những thói quen tiêu dùng xấu, thói quen ăn uống xấu, và cả nợ nần.
Dưới đây là vài cách ngăn bạn không trở thành một người tiêu dùng thiếu suy như thế.
1. Cảnh giác với mua sắm lễ tết
Bạn có nghĩ đến một thời điểm nào đó trong năm, khi bạn được khích lệ và thậm chí được trông đợi sẽ mua sắm nhiều hơn thường lệ? Nếu bạn đang nghĩ đến Giang sinh lễ Tình nhân, 8/3 hay Tết Nguyên đán, thì bạn nghĩ trúng phóc đấy. Những dịp lễ tết này đã bị thương mại hóa cao độ và cứ mỗi năm đi qua lại càng phai bớt ý nghĩa và tầm quan trọng.
Để tránh tiêu phá quá đà vào dịp lễ và ăn mừng có chừng mừng, hãy cố gắng hạn chế số lượng và sự phô trương của những món quà bạn sắm. Cách hay nhất để làm việc này là dành thêm thời gian và bớt đi số tiền đổ vào các món quà. Bạn có thể làm việc này bằng cách viết những tấm thiệp chân thành, lựa những món quà ý nghĩa và dành thời gian ở bên những bạn tặng quà. Làm thế sẽ giảm nhẹ vai trò của việc tiêu tiền, mà chuyển tầm quan trọng sang bạn bè, gia đình và những người thân yêu. Kết quả sẽ làm lợi cho cả đời sống tình cảm, mối quan hệ và tình trạng tài chính của bạn.
2. Giảm bớt mức tiêu thụ truyền thông
Trong khi bạn đọc báo, nghe đài, xem tivi, lướt internet, bạn đang tự phơi mình ra trước hàng vạn quảng cáo đủ kiểu. Đa phần các sản phẩm và dịch vụ đăng quảng cáo đều không cần thiết, thệm chí có thể gây tác hại. Thử nghĩ về các thứ quảng cáo mà xem, bạn chỉ thấy toàn những là bia ngọt, thực phẩm công nghiệp và những thứ sản phẩm quảng bá cho một lối sống kém lành mạnh. Những quảng cáo này làm cho sản phẩm có vẻ lối cuốn hơn, dẫn tới chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe và làm tăng cân vô độ.
Phải xử trí với chuyện này ra sao? Đáp án đơn giản là hãy giảm bớt lượng truyền thông mà bạn tiêu thụ. Cách hiệu quả nhất là bắt tay vào việc gì đó có ích hơn trong những khoảng thời gian rảnh rỗi. Một thứ bạn có thể làm là nhận việc bán – thời- gia tại một cửa hàng bán lẻ chẳng hạn để kiếm chút tiền. Bạn cũng có thể nhận một chân tình nguyện ở nhà dưỡng lão để kết thêm bạn bè có thể là tới phòng thể hình và tập luyện cho khỏe đẹp. Bất cứ hoạt động nào trong số này cũng có thể giúp bạn suy trì một lối sống lành mạnh và ít phụ thuộc vào tiêu dùng hơn.
3. Xác định các khoảng rắc rối
Cách tốt nhất để tránh làm một người tiêu dùng thiếu suy nghĩ là cách xác định các khu vực rắc rối của bạn. Hãy tự vấn các câu hỏi sau: Cái gì khiến bạn phải tiêu tiền? Bạn có gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cơn bốc đồng? Tiêu tiền có khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn?
Nếu bạn hiểu được các thói quen tiêu xài của mình bắt nguồn từ đâu, bạn sẽ có khả năng kiểm soát chúng tốt hơn. Hãy ghi chép lại các khoản chi tiêu để xem bạn tiêu xài hàng tháng ra sao. Cân nhắc dành ra khoản riêng để tự giúp mình chi tiêu trong chừng mực.
4. Chớ đua theo thói tiêu xài của bạn bè và gia đình
Nếu bạn bè và người thân của bạn có thói quen tiêu xài hoang phí, khả năng cao là bạn cũng vậy. Nếu đúng như thế, thì có rất nhiều cách bạn có thể áp dụng để “quay về chính đạo”. Bạn có thể bắt đầu bằng cách học những nguyên tắc tài chính cá nhân căn bản và cách sử dụng tiền bạc khôn ngoan hơn. Sauk hi đã có kiến thức để cải thiện bản thân, tất cả những gì bạn cần chỉ là chủ động và tự giác.
5. Hãy hãnh diện với những khoản tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm và đầu tư rất hữu ích bởi nhiều nguyên cớ. Có sẵn các khoản dành dụm sẽ mang lại cho bạn tự do để làm nhiều việc, sắm sửa thêm mà không phải chờ đợi khoản lương sắp tới. Chúng càng hữu ích hơn nữa nếu bạn gặp phải những tình huống khẩn cấp ngoài dự liệu tỏng cuộc sống.
Có các khoản đầu tư sẽ mang lại cơ hội gia tăng dần dần tài lực của bạn theo cấp số mũ. Việc này rất quan trọng vì đa phần những thứ bạn tiêu tiền vào đều sẽ suy giảm giá trị theo thời gian. Nhờ có các khoản tiết kiệm và đầu tư trong danh mục tài chính của mình, bạn sẽ vận dụng tiền bạc hiệu quả hơn so với tiêu xài bừa bãi vào những sản phẩm tiêu dùng đời mới và hấp dẫn nhất.
6. Kháng cự lại nhu cầu khoe sang hay tỏ vẻ giàu có
Lái xe mới toanh, sống ở nhà sang, mặc đồ hàng hiệu đắt tiền – những thứ này khiến bạn trông giàu có và thành đạt, nhưng lại có thể đổ lên bạn cả núi nợ nần. Để tránh sa chân vào rắc rối này, hãy học cách tìm niềm mãn nguyện với sự giàu có của bản thân mà không cần khoe khoang ra ngoài. Hãy tận hưởng những khoản lợi sinh ra từ tiết kiệm và đầu tư tiền bạc của bạn thay vì hoang phí vào những biểu tượng địa vị xa hoa và sớm nở tối tàn, như xe cộ mới toanh, áo quần hàng hiệu hay món ngon vật lạ. Tránh xa việc vay mượn, hay chồng chất nợ nận trong thẻ tín dụng vì những khoản tiêu xài này. Sở hữu những biểu tượng địa vị kiểu này sẽ ý nghĩa và đáng mãn nguyện hơn nếu chúng được sắm sửa trong chừng mực cho phép của bạn.
Theo marketingchienluoc.com
Không ghi tác giả