Thông qua việc bố trí hàng hóa đầy dụng ý, các siêu thị luôn biết cách đưa người tiêu dùng vào "bẫy" mà họ không hề hay biết. Bài viết do Dailyfinance giới thiệu.


1. Bố trí kệ rau quả ở gần cửa ra

Không phải ngẫu nhiên mà bạn thường bắt gặp các mặt hàng rau quả ngay khi bước chân vào siêu thị. Điều này có dụng ý nhằm khuyến khích bạn mua sắm nhiều hơn. Lý do là khi đã mua cho mình một lượng thực phẩm "lành mạnh" nhất định, khách hàng sẽ có xu hướng buông lỏng và chọn nhiều món ăn khác nhiều chất béo (có lợi nhuận cao) hơn.

2. Đưa bạn đi tham quan một vòng

Những mặt hàng thiết yếu như thịt, trứng, sữa... thường được đặt ở cuối siêu thị. Điều này có nghĩa là, để đến được vị trí của những sản phẩm này, khách sẽ bước qua rất nhiều dãy hàng hấp dẫn khác. Và dĩ nhiên, khả năng họ móc ví để mua chúng là rất cao.

3. Đưa ra những món ăn thử miễn phí

Chiến thuật này bao gồm 2 mục tiêu: Thứ nhất, nếu bạn thấy thích khi ăn thử, bạn sẽ có xu hướng mua sản phẩm. Thứ hai, những món ăn thử và các mặt hàng mẫu sẽ níu bạn ở lại siêu thị lâu hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mua sắm nhiều hơn.

4. Để giá sản phẩm kết thúc bằng số 9

chiêu thức tiếp thị, siêu thị

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng khách hàng mua một sản phẩm có giá kết thúc bằng chữ số 9 là cao hơn hẳn so với thông thường. Ví vụ, một món hàng có giá 9,99 USD trông sẽ hợp lý hơn thay vì giá 10 USD. Bởi lẽ dù chỉ chênh nhau 1 cent, trong mắt người tiêu dùng nó cũng đã nằm ở khung giá khác.

5. Xây dựng bầu không khí

Ánh sáng, âm nhạc và các màn hình hiển thị được thiết kế nhằm đưa bạn vào một tâm trạng tốt hơn khi ở trong siêu thị. Do đó, bạn có xu hướng ở lại trong siêu thị lâu hơn và mua sắm nhiều hơn. Tương tự, nhiều siêu thị khiến khách hàng mất cảm giác về thời gian, bằng việc ngăn cách toàn bộ ánh sáng mặt trời.

6. Định hướng tầm mắt của khách hàng

chiêu thức tiếp thị, siêu thị

Rõ ràng những vật phẩm nằm ngang tầm mắt sẽ dễ bị phát hiện và thu hút nhiều sự chú ý hơn. Vì vậy, các cửa hàng luôn đặt sản phẩm mang về lợi nhuận cao nhất ở khu vực này. Chỉ cần nhìn vào các kệ trên cao hoặc dưới thấp, bạn sẽ thấy những sản phẩm tương tự song có mức giá dễ chịu hơn hẳn.

7. Bố trí các sản phẩm tương tự ở cùng một khu vực

Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra snack và nước ngọt, hay mì và nước sốt luôn được bố trí ở cùng một khu. Có vẻ như điều này là tiện lợi hơn với người tiêu dùng. Nó cũng là chiến thuật được áp dụng để khuyến khích mua sắm.

8. Tăng kích thước của giỏ xách hay xe đẩy

Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tăng gấp đôi kích thước xe đẩy có thể khiến người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn tới 40%. Một số siêu thị thậm chí còn đặt giỏ xách ở khắp mọi nơi, giúp khách hàng không phải lăn tăn khi muốn mua nhiều sản phẩm thêm nữa.

9. Giảm giá "ảo"

Những tấm biển giảm giá gắn trên các kệ thật khó để cưỡng lại, song chúng chưa chắc đã có giá tốt nhất. Những thông điệp như "giảm giá 50%" hay "mua 1 tặng 1", không có nghĩa là bạn không thể tìm thấy những sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn.

10. Hấp dẫn khách hàng khi đang chờ thanh toán

chiêu thức tiếp thị, siêu thị

Khi đang chờ đợi tại quầy thu ngân, mắt của bạn sẽ có xu hướng lang thang trên các bục kẹo, bánh và đồ ăn nhẹ bố trí bên cạnh. Chúng dường như khá nhỏ bé và giá cả cũng dễ chịu, vì vậy bạn thường nhét luôn vào giỏ hàng mà không đắn đo quá nhiều. Tức là, siêu thị đã bán được những sản phẩm mà ban đầu khách hàng không có chủ định phải mua chúng.

Kinh Vũ/ Theo Zing

Pin It
Arthur Schopenhauer - Triết gia Đức

"Người ta nhìn thấy một thế giới hạn hẹp bởi chính cái tầm nhìn hạn hẹp của mình."

User Menu